Các yếu tố về kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh phát triển.pdf (Trang 74 - 78)

c/ Về bảo vệ môi trường

2.2.7.2- Các yếu tố về kinh tế

Từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế thế giới nói chung không còn

ổn định. Ở một số nước và khu vực bất ổn về chính trịđã dẫn đến sự biến động về kinh tế

làm ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam, cùng với suy giảm kinh tế trong nước. Từ năm 2008 đến nay, các doanh nghiệp phải đối mặt với những giai đoạn khó khăn: khủng hoảng tài chính thế giới 2008 – 2009; khủng hoảng nợ công ở châu Âu và

suy thoái kinh tế toàn cầu từ 2010 đến nay và lạm phát trong nước 2010 – 2011.

Bảng 2.24: Một số chỉ báo và mục tiêu vĩ mô của Việt Nam

Năm Tăng GDP (%) Lạm phát (%) 2008 6,2 22,97 2009 5,3 6,88 2010 6,78 11,75 2011 5,89 18,13 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Lạm phát tăng cao: cụ thể trong năm 2010 là 11,75% (xem hình 2.8); đặc biệt trong năm 2011 là 18,13% (kế hoạch đặt ra đầu năm 2011 là 7%, và chỉ tiêu này đã được Chính phủđiều chỉnh 3 lần) do ba cú sốc giá liên tiếp ngay từđầu năm 2011 góp phần tạo ra, cụ

thể: tiền đồng mất giá hơn 9,68%, chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do quá rộng (có lúc là 2.000 VND/USD); giá xăng tăng hơn 17% từ 24/02/2011; giá điện tăng 15,2% từ 01/3/2011 là những bất ổn vĩ mô tác động đến doanh nghiệp và cả nền kinh tế nói chung. Ngoài ra còn phải kểđến giá vàng tăng mạnh và cao hơn cả thế giới. Từđó đã

đẩy giá các yếu tốđầu vào tăng cao đặc biệt như chi phí vận chuyển, nguyên vật liệu sản xuất, lao động… Trước tình hình đó, giá các mặt hàng thiết yếu của đời sống người dân liên tục tăng đã khiến cho đời sống người lao động càng thêm khổ cực. Chính phủ đã đồng ý tăng mức lương tối thiểu ở các vùng từ 01/10/2011, cụ thể là vùng 1 (doanh nghiệp trong các KCN Tp. HCM thuộc vùng 1) lương tối thiểu sẽ là 2.000.000 VND tăng 29% so với mức điều chỉnh vào 01/01/2011 (1.550.000 VND). 3.10% 8.30% 22.97% 6.88% 11.75% 18.13% 7.50% 8.30% 7.80% 3.90% -0.30% -1.00% 4.00% 9.00% 14.00% 19.00% 24.00% 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trong năm 2011 đã có hai đợt tăng giá xăng dầu vào cuối tháng 2 và 3 vừa qua đã làm cước phí vận tải trong qu ý 2 tăng đến 22,25% so với cùng kỳ năm 2010. Đây là một gánh nặng lớn cho doanh nghiệp.

Lãi suất ngân hàng tăng cao quá sức chịu đựng của các doanh nghiệp. Từ chỗđược hỗ trợ lãi suất 4% trong năm 2009, sang đầu năm 2010 đến nay doanh nghiệp phải chịu lãi suất vay vốn trên 10%, rồi tăng dần đến 18%, thậm chí có lúc hơn 25% (trong năm 2011).

19%22% 22% 25% 21% 22% 15% 20% 25% 02/2011 03/2011 05/2011 07/2011 Từ 09/2011 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Hình 2.4: Diễn biến lãi suất cho vay từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2011

Lãi suất cao nhưng doanh nghiệp trong các KCN cũng khó vay được hoặc nếu vay

được cũng không dám vay nhiều. Không ít doanh nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng, chính sách tín dụng kết hợp với tỷ giá thay đổi mạnh, đột ngột không có dự báo trước đã làm cho hoạt động xuất khẩu gặp khó khăn hơn, nhiều doanh nghiệp không dám đầu tưđể đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất.

Chính lạm phát và lãi suất tăng cao đã làm giảm mức độ tin cậy và triển vọng kinh doanh của cộng đồng Doanh nghiệp châu Âu về Việt Nam. Mức độ tin cậy ngày càng giảm sút, cụ thểđã giảm 7 điểm trong qu í 3-2011 so với quí 2-2011 (từ 70 xuống còn 63

điểm). Hầu hết các thành viên cho biết lạm phát có ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của họ, trong đó 6% là đang thực sự bịđe doạ.

Bảng 2.25: Triển vọng KD của cộng đồng DN châu Âu về VN năm 2011

Quí 1-2011 Quí 2-2011 Quí 3-2011

79 điểm 70 điểm 63 điểm

Như vậy, lãi suất vay vốn cao, giá nguyên vật liệu đầu vào liên tục tăng, lại thêm áp lực tăng lương cho người lao động đã và đang khiến cho doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh hiện nay.

2.2.7.3- Các ngun lc t nhiên

a/ Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên:

Tp. HCM nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10010’ – 10038’ vĩ độ bắc và 106022’ – 106054’ kinh độ đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh,

Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Tổng diện tích của thành phố Hồ Chí Minh là 2.056 km2 bao gồm 19 quận và 5 huyện với 98 xã. Khoảng cách từ trung tâm thành phố đến biển là 50 km theo đường chim bay và cách thủ đô Hà Nội gần 1.730 km đường bộ.

Độ cao trung bình cao hơn 6m so với mực nước biển. Bề mặt địa hình cao ở vùng Bắc-

Đông và thấp ở vùng Nam-Tây Nam.

Tp. HCM có mạng lưới sông ngòi dày đặc với hệ thống kênh rạch trải dài hơn 2.900 ha rất thuận lợi cho việc tưới tiêu và tàu bè đi lại. Khí hậu ôn hòa với nhiệt độ trung bình khoảng 270C - 290C, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa không quá 50C; dường như trong các năm qua không có bão, lũ lụt.

Tp. HCM chiếm 0,6% diện tích và 6,6 % dân số so với cả nước, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung tâm kinh tế của cả nước, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Tp. HCM là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu trong cả nước về tốc độ

tăng trưởng kinh tế. Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao đã tạo ra mức đóng góp GDP lớn cho cả nước. Tỷ trọng GDP của thành phố chiếm 1/3 GDP của cả nước .

Với lợi thế về vị trí địa lý của Tp. HCM đã tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM cũng như các tầng lớp dân cư vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước đến sinh sống và làm việc.

b/ Về quỹđất dành cho phát triển KCN:

Hiện nay, quy hoạch chung Tp. HCM đến năm 2025 đang được điều chỉnh và đã

27/11/2006, đồng thời các quy hoạch chung quận – huyện cũng đang được tiến hành điều chỉnh. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra Quyết định số 1736/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 về việc điều chỉnh diện tích một số KCN và phát triển thêm 7 KCN dự kiến thành lập mới với tổng diện tích 1.738 ha.

Như vậy, trong giai đoạn từ đây đến năm 2020, Tp. HCM sẽ có quỹđất tương đối lớn dành cho đáp ứng nhu cầu mở rộng nhà xưởng, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN. Đây là cơ sở rất quan trọng trong việc thu hút

đầu tư, xây dựng mới KCN để di chuyển và sắp xếp lại các doanh nghiệp công nghiệp gây ô nhiễm môi trường; xây dựng mới một số KCN chuyên ngành công nghiệp sạch, ít ô nhiễm nhằm góp phần tạo sự phát triển bền vững cho các doanh nghiệp trong KCN.

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh phát triển.pdf (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)