Bài học kinh nghiệm hỗ trợ cho các doanhnghi ệp trong KCN Tp.HCM phát triển

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh phát triển.pdf (Trang 37 - 40)

c/ Các yếu tố tác động đến nền kinh tế: bao gồm các yếu tố lạm phát, lãi suất Lạm phát: là sự gia tăng liên tục của mức giá cả nói chung trong nền kinh t ế T ỷ

1.6.3- Bài học kinh nghiệm hỗ trợ cho các doanhnghi ệp trong KCN Tp.HCM phát triển

mang tính dài hạn, dự báo, liên vùng, tránh chạy theo phong trào, đảm bảo sự phát triển cân

đối giữa trong và ngoài KCN, giữa nơi doanh nghiệp hoạt động với vùng đô thị lân cận, coi trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, xử lý môi trường.

1.6.3- Bài học kinh nghiệm hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong KCN Tp.HCM phát triển phát triển

Từ những bài học thành công, cũng như những điểm yếu được rút ra từ các KCN thuộc một số khu vực nêu trên, ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong các KCN tại Tp. HCM nói riêng và Việt Nam nói chung phát triển.

V phía Chính ph:

- Có chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp KCN về lãi suất tín dụng, giá thuê đất, thuế…

- Cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN. Các công cụ chính sách đầu tư phát triển phải rõ ràng, minh bạch, đặc biệt là phải nhất quán, có tầm nhìn dài hạn và toàn cục được xây dựng trên cơ sở cân nhắc rất kỹ mục tiêu công nghiệp hóa cho từng thời kỳ.

- Sớm hoàn thiện cơ chế pháp lý quản lý nhà nước về KCN theo hướng đẩy mạnh việc phân cấp, giao quyền trực tiếp cho các Ban quản lý các KCN của các tỉnh, thành phố

trực thuộc Trung ương nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN. Để thực hiện được nhiệm vụ này, Nhà nước cần có chiến lược ưu tiên phát triển và tăng cường năng lực thể chế, trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý các KCN tại địa phương.

V phía Ban qun lý các KCN cn phi:

- Thực hiện phương châm “Đồng hành cùng doanh nghiệp”, xử lý kịp thời các vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Định kỳ tổ chức cuộc họp tiếp xúc với các doanh nghiệp để lắng nghe và kịp thời tháo gỡ những khó khăn nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển.

- Quy hoạch phát triển các KCN của từng địa phương phải phù hợp với quy hoạch tổng thể các KCN trên cả nước và quy hoạch phát triển công nghiệp, quy hoạch phát triển

kinh tế-xã hội vùng, miền nhằm phát huy lợi thế so sánh của mỗi địa phương để từ đó có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương trong việc đầu tư phát triển các KCN. Cần tăng cường cơ chế phối hợp và tạo sự liên thông giữa các KCN của địa phương

để hỗ trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển theo một quy hoạch chung thống nhất của cả

nước, khắc phục tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong thu hút đầu tư giữa các địa phương, làm phá vỡ mặt bằng ưu đãi chung và môi trường đầu tư, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững lâu dài của các KCN. Các KCN cần được quy hoạch xây dựng đồng bộ với các khu thương mại, đô thị, dịch vụ theo mô hình tổ hợp liên hoàn nhằm phục vụ cho hoạt

động sản xuất kinh doanh và sự phát triển của các doanh nghiệp trong KCN là trọng tâm. Còn các khu vệ tinh khác về thương mại, dịch vụ, đô thị có vai trò tác nhân thúc đẩy và

đảm bảo sự phát triển bền vững cho các doanh nghiệp trong KCN, bảo vệ môi trường sinh thái của các KCN tại địa phương.

- Cần lựa chọn cơ cấu ngành nghề trong các KCN theo hướng khuyến khích phát triển, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao, có tốc độ tăng trưởng cao và sức lan tỏa nhanh tới các ngành kinh tế khác để tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Cơ cấu ngành nghềđầu tư trong các KCN phải tính tới lộ trình mở cửa nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng tận dụng các nguồn vốn đầu tư

nước ngoài, phát huy lợi thế so sánh của các ngành công nghiệp trong nước để tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Trong Chương 1 đã giải quyết được những vấn đề cơ bản sau đây:

- Một là, tìm hiểu các quan điểm về phát triển, phát triển các doanh nghiệp trong KCN và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong KCN phát triển.

- Hai là, làm rõ vai trò của doanh nghiệp trong các KCN có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế-xã hội.

- Ba là, tìm hiểu các yếu tố của môi trường bên ngoài tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp, theo đó có hai nhóm yếu tố thuộc môi trường vĩ mô và môi trường vi mô ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong các KCN.

Trong điều kiện hiện nay, dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa, thị trường hóa và tiến bộ khoa học, công nghệ diễn ra nhanh chóng, bản thân những yếu tố tác động đến

hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong các KCN cũng không ngừng biến

đổi và hàm chứa những nội dung kinh tế không hoàn toàn giống nhau. Vì vậy, khi đánh giá mức độ tác động của từng yếu tố cũng như tổng hợp các yếu tốđó, cần phải nhìn nhận chúng như những quá trình “động” để xem xét xu hướng tác động dài hạn lên quá trình phát triển. Trên nền tảng chung ấy, các khía cạnh nổi bật mang tính thời đại hay mang tính đặc thù của từng khu vực sẽđược phân tích sâu thêm.

- Bốn là, đưa ra hệ thống tiêu chí đánh giá sự phát triển của các doanh nghiệp trong KCN.

- Cuối cùng, để có thể xây dựng được những giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM phát triển mang tính khả thi và phù hợp với thực tiễn, tác giả đã tham khảo và rút ra những bài học kinh nghiệm từ các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong KCN phát triển ở một số nước và ở Việt Nam.

C

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh phát triển.pdf (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)