Hỗ trợ lãi suất

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh phát triển.pdf (Trang 101 - 102)

- Miễn thuế (kể từ khi có thu nhập chịu thuế)

a/ Hỗ trợ lãi suất

Trong năm 2008 lạm phát trong nước tăng lên 22,97%, đến năm 2009 lại có khủng hoảng tài chính toàn cầu ảnh hưởng không nhỏđến nền kinh tế Việt Nam. Trước tình trạng

đó, Chính phủđã ban hành Quyết định số 443/QĐ-TTg (ngày 04 tháng 4 năm 2009) về việc hỗ trợ lãi suất [30] (với mức hỗ trợ lãi suất tiền vay là 4%/năm) cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn ngân hàng thực hiện đầu tư mới để phát triển sản xuất – kinh doanh. Thông qua đó, Ngân hàng nhà nước cũng đã ban hành Thông tư số 05/2009/TT-NHNN (ngày 07 tháng 04 năm 2009) hướng dẫn, quy định chi tiết thi hành chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ [44]. Thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 24 tháng (được thực hiện từ ngày 01 tháng 4 năm 2009). Mục đích của chương trình kích cầu bằng lãi suất này, doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tượng được quan tâm nhiều nhất, nhằm giúp giảm giá thành sản phẩm hàng hóa, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm trong điều kiện nền kinh tế chịu tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái trên thế giới.

Theo tinh thần của chính sách hỗ trợ lãi suất này, trong năm 2009 các doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM đã vay được với tổng số hơn 6.304,77 tỷ đồng và số tiền lãi vay được hỗ trợ hơn 66,35 tỷ đồng. Trong đó, các doanh nghiệp FDI vay hơn 925,83 tỷ đồng (chiếm 14,82%), các doanh nghiệp trong nước vay hơn 5.320,44 tỷ đồng (chiếm 85,18%). Những doanh nghiệp vay thuộc các ngành nghề cơ khí, hoá nhựa, thực phẩm, trang trí nội thất và vật liệu xây dựng. Như vậy, chính sách hỗ trợ lãi suất này đã giúp phần nào khắc phục khó khăn cho các doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM.

Trong năm 2011, có 3 dự án trong KCN Tp. HCM được phê duyệt tham gia chương trình kích cầu của thành phố với tổng số vốn vay được từ ngân sách hỗ trợ lãi suất là 180,53 tỷđồng bao gồm:

- Lĩnh vực công nghiệp: dự án đầu tư thiết bị đồng bộ hoá dây chuyền sản xuất băng tải kỹ thuật cao với công nghệ lõi thép của công ty cổ phần Cao su Bến Thành với tổng vốn đầu tư 176,5 tỷđồng; vốn vay đề nghị ngân sách hỗ trợ lãi suất là 87,4 tỷ đồng (hỗ trợ toàn bộ lãi vay) trong thời hạn 7 năm.

- Lĩnh vực hạ tầng: gồm 2 dự án lưu trú công nhân tại KCX Tân Thuận và Linh Trung 2 với tổng vốn đầu tư 171,22 tỷ đồng, vốn vay đề nghị ngân sách hỗ trợ lãi suất là 93,13 tỷđồng (hỗ trợ toàn bộ lãi vay) trong thời hạn 7 năm.

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh phát triển.pdf (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)