b/ Về đầu tư trong nước:
2.2.2- Thực trạng về nguồn lực lao động trong và ngoài doanhnghi ệp KCN Tp HCM
Tp. HCM
Khi xét đến yếu tố nguồn nhân lực ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM, bên cạnh việc phân tích thực trạng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp KCN thì cần phải đánh giá cả nguồn nhân lực bên ngoài doanh nghiệp
để xem xét khả năng đáp ứng về nhân lực cho các doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM.
2.2.2.1- Thực trạng về nguồn nhân lực của Tp. HCM
Theo kết quảđiều tra lao động và việc làm của Tổng cục Thống kê (đến 12/2010), lao động Tp. HCM có hai đặc điểm chính cụ thể như sau:
• Số lao động của dân số từ 15 tuổi trở lên không nhiều.
Bảng 2.7: Lực lượng lao động chia theo vùng kinh tế (tính đến 12/2010)
ĐVT: 1.000 người
Khu vực Dân stuổi trố tởừ lên 15 Lực lượng lao động
Có làm việc Thất nghiệp Tổng số
Toàn quốc 65.846,6 49.077,4 1.315,5 50.392,9
Thành thị 20.167,1 13.623,7 621,9 14.245,5
Nông thôn 45.679,5 35.453,8 693,6 36.147,4
Trung du và miền núi phía Bắc 8.236,5 6.793,3 88,0 6.881,3
Đồng bằng sông Hồng 15.340,6 11.232,7 220,8 11.453,5 Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung 14.255,4 10.653,4 290,8 10.944,2
Tây Nguyên 3.519,7 2.893,6 38,0 2.931,6 Đông Nam bộ 11.235,9 7.763,4 290,2 8.053,6 Đồng bằng sông Cửu Long 13.299,6 9.777,6 351,1 10.128,7 Tp. Hà Nội 5.141,8 3.477,6 103,7 3.581,3 Tp. HCM 5.810,5 3.715,2 193,9 3.909,1 Nguồn: Tổng cục Thống kê
Đến tháng 12/2010, dân số từ 15 tuổi trở lên của Tp. HCM có trên 5,8 triệu người, chiếm tỷ lệ 78,56% dân số thành phố. Tổng số lao động làm việc trong các khu vực kinh tế
có trên 3,7 triệu người, tỷ lệ lao động thất nghiệp tại Tp. HCM ở mức 4,96%.
Nhìn vào bảng 2.7, nhận thấy khu vực Tp. Hà Nội và Tp. HCM có số lượng người
đến tuổi lao động thấp nhất. Cụ thể Tp. HCM, dân số từ 15 tuổi trở lên là 5.810.500 người và lực lượng hiện có là 3.909.100 người; chiếm 8,82% dân số từ 15 tuổi trở lên của toàn quốc, một tỷ lệ rất thấp. Điều này chứng tỏ rằng Tp. HCM đang đối mặt với tình trạng khan hiếm lao động trầm trọng, nhất là những ngành nghề thâm dụng lao động sẽ càng khó khăn hơn trong việc thu hút lao động.
• Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo hoặc có trình độđại học trở lên cao
Ta nhận thấy tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế có trình độ đại học trở lên ở hai thành phố Hà Nội và Tp. HCM là đặc biệt cao, cụ thể ở Tp. HCM là 10,2% gấp 2,4 lần so với mức chung của cả nước là 4,3%. Tỷ lệ qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật là 21,2% gấp 1,4 lần so với mức chung của cả nước là 14,6%. Điều này phản ánh rằng Tp. HCM có tiềm năng trong những lĩnh vực, ngành nghềđòi hỏi chuyên môn, kỹ thuật.
Bảng 2.8: Tỷ lệ lao động chia theo vùng kinh tế (tính đến 12/2010)
ĐVT: phần trăm (%)
Khu vực Qua đào tkỹạ thuo chuyên môn ật Trong hđó: tọc trốt nghiở lên ệp đại
Toàn quốc 14,6 4,3
Thành thị 30,6 11,1
Nông thôn 8,5 1,7
Trung du và miền núi phía Bắc 13,3 2,9
Đồng bằng sông Hồng 20,7 6,2
Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung 12,7 3,7
Tây Nguyên 10,4 3,1 Đông Nam bộ 19,5 6,5 Đồng bằng sông Cửu Long 7,9 2,4 Tp. Hà Nội 27,2 12,6 Tp. HCM 21,2 10,2 Nguồn: Tổng cục Thống kê
Từ hai đặc điểm trên có thể kết luận rằng Tp. HCM cần quy hoạch đầu tư phát triển các ngành dịch vụ, công nghệ kỹ thuật cao, thâm dụng vốn chứ không phải thâm dụng lao động để phù hợp với đặc điểm của lực lượng Tp. HCM là số lượng lao động phổ
thông không nhiều, có trình độ và tay nghề cao.
Bên cạnh hai đặc điểm nêu trên, ta cần phải xét đề cập đến yếu tố chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam vẫn thấp so với các nước khác. Nếu lấy thang điểm là 10 thì chất lượng nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm, xếp thứ 11/12 nước châu Á tham gia xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (xem hình 2.2). Trong khi đó, Hàn Quốc đạt 6,91 điểm, Ấn Độ là 5,76 điểm, Malaysia 5,59 điểm, Thái Lan là 4,94 điểm… [11].
Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Hình 2.2: Chất lượng nguồn nhân lực của một số nước châu Á
Đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam thông qua năng suất lao động, nhận thấy năng suất lao động của lao động Việt Nam hiện thấp hơn Indonesia 10 lần, Malaysia 20 lần, Thái Lan 30 lần và Nhật Bản 135 lần! Nếu coi lao động giá rẻ (chất lượng thấp) như một lợi thế thì sai lầm, bởi yếu tố quyết định đến doanh thu lợi nhuận của doanh nghiệp chính là năng suất lao động. Và theo TS. Christian H.M.Ketels, cố vấn đặc biệt Học viện Chiến lược và Cạnh tranh Havard, ở Việt Nam rất nhiều vốn đã đổ vào sản xuất công nghiệp, cộng với giá nhân công rẻ, nhưng vì năng suất lao động thấp nên giá trị
thặng dư không cao [11]. Hệ quả là, đa số nguồn vốn FDI tập trung ở những ngành có 6.91 5.76 5.59 4.94 3.79 0 1 2 3 4 5 6 7
Hàn Quốc Ấn Độ Malaysia Thái Lan Việt Nam
năng suất thấp. Trong khi đó, mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam
đến năm 2020 yêu cầu: nước ta trở thành nước công nghiệp có trình độ phát triển trung bình, tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP; tỷ lệ lao
động nông nghiệp còn khoảng 30% trong lao động xã hội. Đây sẽ là thách thức to lớn đối với dạy nghề và đòi hỏi dạy nghề phải đi trước một bước để chuẩn bị nguồn nhân lực cho
đất nước trong giai đoạn mới này.
2.2.2.2- Thực trạng về nguồn lực lao động của các doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM
Tính đến 31/12/2011, số lao động của các doanh nghiệp trong KCN là 268.576 người, trong đó lao động nữ là 161.146 người (60%). Lao động làm việc trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là 193.803 người (tỷ lệ 72%), trong doanh
Bảng 2.9: Tình hình lao động tại các doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM
Năm Số lao động (người) Lao động nữ (người) Tỷ lệ LĐ nữ trong tổng số LĐ (%) 1993 107 72 67,29 1994 1.238 815 65,83 1995 5.202 3.683 70,80 1996 11.155 8.249 73,95 1997 22.985 16.231 70,62 1998 31.356 23.924 76,30 1999 53.015 37.129 70.03 2000 76.920 57.211 74,38 2001 87.726 61.973 70,64 2002 109.670 77.817 70.96 2003 132.997 90.899 68,35 2004 145.696 98.273 67,45 2005 188.761 120.458 63,82 2006 211.437 142.522 67,41 2007 235.866 153.313 65,00 2008 244.579 147.599 60,35 2009 249.812 169.320 68,00 2010 255.855 166.050 64,90 2011 268.576 161.146 60,00
nghiệp có vốn trong nước là 74.773 người (tỷ lệ 28%). Sau đây là một sốđặc điểm chính về thực trạng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp KCN Tp. HCM:
• Nhu cầu lao động rất lớn ở các doanh nghiệp
Nhưđã trình bày ở trên, phần lớn doanh nghiệp trong các KCN Tp. HCM thuộc những ngành thâm dụng lao động, cho nên nhu cầu rất lớn về lao động là điều đã được thấy rõ.
Lực lượng lao động hiện diện tại doanh nghiệp trong các KCN Tp. HCM xét trên tổng thể có tốc độ tăng bình quân đạt 19,7% (giai đoạn 1999 – 2007); nhưng trong những năm gần đây, thực hiện chương trình chuyển dịch CCNN của thành phố từ những ngành thâm dụng lao động sang những ngành thâm dụng vốn thì tốc độ tăng lao động đã giảm
đáng kể, trung bình chỉ tăng 2,75%. Tuy nhiên, tình trạng khan hiếm lao động nghiêm trọng đang là vấn đề nan giải hiện nay, nhất là đối với lao động lành nghề trong các ngành dệt may, da giày, điện-điện tử, hóa chất, cơ khí…
Qua bảng 2.10 cho ta thấy ngành dệt may, da giày chiếm gần phân nửa số lượng lao động của toàn khu (47,1%).
Bảng 2.10: Số lao động theo ngành nghề trong các doanh nghiệp KCN Tp. HCM
STT Ngành nghề Số lao động (người) Tỷ lệ (%) 1 Cơ khí 21.835 8,13% 2 Điện – điện tử 47.000 17,50% 3 Chế biến thực phẩm 9.427 3,51% 4 May mặc 76.383 28,44% 5 Nhựa 13.672 5,09% 6 Thủ công mỹ nghệ 13.295 4,95% 7 Bao bì 6.526 2,43% 8 Da giày 50.116 18,66% 9 Hóa chất 6.177 2,30% 10 Dịch vụ 6.473 2,41% 11 Khác 17.672 6,58% Tổng cộng 268.576 100%
Nguồn: Phòng Quản lý Lao động HEPZA
• Lao động nữ chiếm tỷ lệ cao
Qua bảng 2.9 ta nhận thấy tỷ lệ lao động nữ trong các doanh nghiệp KCN Tp. HCM chiếm tỷ lệ rất cao (trung bình khoảng 66%). Đây cũng là vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp trong việc giải quyết các chính sách, chăm lo đời sống cho người lao động nữ và nhiều vấn đề
xã hội khác.
• Nhu cầu lao động phổ thông chiếm tỷ lệ rất cao
Bảng 2.11: Trình độ học vấn – tay nghề của người lao động trong các DN KCN Tp. HCM
Trình độ học vấn – tay nghề Đến tháng 12/2010 Số người Tỷ lệ (%) Tiểu học 10.474 3,90 THCS 103.402 38,50 THPT 100.179 37,30 THCN 43.160 16,07 Đại học, Cao đẳng 11.280 4,20 Trên đại học 81 0,03 Cộng 268.576 100
Nguồn: Phòng Quản lý Lao động HEPZA
Theo số liệu của phòng Quản lý Lao động-HEPZA, phản ánh nhu cầu sử dụng lao
động phổ thông chiếm tỷ lệ áp đảo 79,7% (xem bảng 2.11). Như ta đã biết, thế mạnh của Tp. HCM là lao động có tay nghề, trong khi đó, phần lớn nhu cầu lao động là lao động phổ thông. Một lần nữa, cho chúng ta thấy rõ về tình trạng thiếu hụt lao động và tình hình khan hiếm lao động phổ thông sẽ ngày càng gay gắt trong những năm tới. Để khắc phục tình trạng này, doanh nghiệp cần phải đầu tư công nghệ hiện đại, giảm dần các khâu thâm dụng lao động, bố trí lao động hợp lý để tăng năng suất, tăng hiệu quả.
• Trình độ và năng suất của người lao động trong các doanh nghiệp KCN thấp a/ Về năng suất và trình độ của người lao động:
Kết quả khảo sát 163 doanh nghiệp về người lao động trong KCN Tp. HCM được trình bày ở bảng 2.12.
Mức độ đánh giá ở Bảng 2.12 từ “hoàn toàn không đồng ý” = 1 cho đến “hoàn toàn
đồng ý” = 5, các tiêu chí được các doanh nghiệp đánh giá với mức trung bình = 3,32 chứng tỏ rằng năng lực và đặc điểm của người lao động làm việc trong các doanh nghiệp KCN Tp. HCM chỉ đạt ở mức trung bình; tiêu chí “Cần cù, chăm chỉ, siêng năng” được đánh giá là cao nhất (3,58; với độ lệch chuẩn 0,845) điều này cũng phù hợp với bản chất của người Việt Nam; tiêu chí “Trình độ ngoại ngữđáp ứng được nhu cầu” được đánh giá là thấp nhất (3,01; với độ lệch chuẩn 0,839) đây là trở ngại rất lớn của người lao động làm việc trong khu vực
này vì đa phần các doanh nghiệp trong KCN là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt hơn khi Tp. HCM tập trung phát triển các ngành dịch vụ và công nghiệp kỹ thuật cao,
điều này đòi hỏi người lao động cần phải có trình độ nhất định về ngoại ngữ.
Bảng 2.12 Đánh giá của doanh nghiệp về người lao động trong các KCN Tp. HCM
Tiêu chí Mức độđánh giá Độ lệch chuẩn
Am hiểu và thành thạo công việc 3,29 0,768 Cần cù, chăm chỉ, siêng năng 3,58 0,845 Có khả năng hợp tác tốt trong công việc 3,44 0,802 Chấp hành tốt kỷ luật lao động 3,40 0,844 Trung thành và làm việc lâu dài 3,39 0,878 Trình độ ngoại ngữđáp ứng được nhu cầu 3,01 0,839 Trình độ tin học đáp ứng được nhu cầu 3,28 0,782 Khả năng khuyến khích nhân viên làm việc tốt 3,28 0,790 Khả năng phân công công việc cụ thể, rõ ràng 3,29 0,791 Khả năng điều hành công việc tốt 3,41 0,751 Có tư duy chiến lược tốt 3,12 0,859 Có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực chuyên môn 3,29 0,888
Nguồn: Xử lý và tổng hợp của tác giả
Ta có thể nhận thấy rằng năng suất của người lao động trong các doanh nghiệp KCN Tp. HCM chưa cao, so với lao động tương ứng ở các thị trường lân cận thí dụ như
Trung Quốc, Thái Lan…. không những tay nghề cá nhân chưa thật sựđiêu luyện mà còn các yếu tố xã hội như tác phong và kỹ luật công nghiệp, hiệu quả hợp tác sản xuất giữa nội bộ người lao động, chưa quen về cách làm việc đội nhóm, tinh thần đồng đội chưa cao thậm chí chưa có.
Từ bảng 2.11 về trình độ học vấn – tay nghề của người lao động trong các doanh nghiệp KCN Tp. HCM và kết quả khảo sát từ các doanh nghiệp đánh giá về chất lượng
đội ngũ cán bộ quản lý và lao động kỹ thuật chỉ ở mức trung bình đến trung bình khá. Trên 40% các doanh nghiệp trong các ngành đánh giá chất lượng cán bộ quản lý và lao
Về tình hình đào tạo nhân lực tại các doanh nghiệp, thống kê cho thấy chưa đến 30% nhân sự được đào tạo bồi dưỡng hàng năm, trong đó chưa đến 1% dành cho cấp quản lý. Đây cũng là mặt hạn chế cần được các doanh nghiệp quan tâm cải thiện để nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động.