Các chính sách từ Chính phủ

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh phát triển.pdf (Trang 95 - 96)

- Nguyên, nhiên liệu, vật tư (kể cả

2.3.1- Các chính sách từ Chính phủ

Quá trình thu hút và phát triển doanh nghiệp trong các KCN gắn với các cơ chế, chính sách đối với KCN theo từng giai đoạn đã đem lại những kết quả đáng kể trong phát triển cho các doanh nghiệp trong KCN Tp. HCM. Quá trình xây dựng và hoàn thiện luật pháp, chính sách về KCN đã được trải qua 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1 từ 1991 đến 1997: giai đoạn đầu xây dựng và triển khai một số cơ chế, chính sách KCN, KCX, KKT;

- Giai đoạn 2 từ 1997 đến 2006: cơ chế, chính sách KCN được quy định có hệ thống tại Nghịđịnh số 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ và là giai đoạn ủy quyền cho một số

- Giai đoạn 3 từ 2006 đến 2008: Luật Đầu tư 2005[13], Nghịđịnh 108/2006/NĐ-CP [17] đã ban hành những quy định mới theo hướng đẩy mạnh phân cấp quản lý đầu tư từ

trung ương tới địa phương, tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của UBND cấp tỉnh, Sở

Kế hoạch và Đầu tư và Ban quản lý các KCN trong cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư và quản lý các dự án đầu tư vào KCN.

Tuy nhiên, Nghị định 108/2006/NĐ-CP đã thay thế Nghị định 36/CP trong khi các quy định về quản lý KCN trên các lĩnh vực khác ngoài lĩnh vực đầu tư lại chưa được ban hành kịp thời, đã tạo sự thiếu hụt về cơ sở pháp lý và gây khó khăn cho địa phương và doanh nghiệp triển khai quản lý hoạt động của KCN.

- Giai đoạn 4: Từ năm 2008, sau khi Nghị định 29/2008/NĐ-CP [18] được ban hành đã bổ sung kịp thời các quy định về hoạt động của KCN trên nhiều lĩnh vực, đưa cơ

chế quản lý KCN chuyển biến theo hướng mới: đẩy mạnh ủy quyền sang phân quyền và mở rộng phân cấp quản lý KCN về cả quy mô vốn và lĩnh vực quản lý.

Qua các giai đoạn phát triển đó, những quy định chủ yếu của luật pháp, chính sách có liên quan đến KCN bao gồm các lĩnh vực quy hoạch, thành lập, mở rộng, đầu tư, chính sách hỗ trợđầu tư, tổ chức bộ máy, quản lý nhà nước theo từng lĩnh vực đã ngày càng hoàn thiện,

đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong KCN hoạt động, thể hiện rõ xu hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính theo hướng “một cửa, một

đầu mối”. Bộ máy quản lý nhà nước KCN ở cấp địa phương mà đầu mối là Ban quản lý KCN dần được kiện toàn đểđáp ứng chức năng, nhiệm vụ mới.

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh phát triển.pdf (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)