Xuất phát từ những thay đổi tình hình thế giới và trong nước, sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật- công nghệ, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI tổ chức vào tháng 12- 1986 tại Hà Nội đã đặt một dấu mốc quan trọng đối với lịch sử dân tộc đó là: thời kỳ đổi mới và hội nhập với thế giới của đất nước ta.
Một câu hỏi đặt ra là đổi mới như thế nào? và làm ra sao? được đặt ra. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI xác định: muốn đổi mới trước hết là thay đổi lối suy nghĩ, sau đó là đổi mới cách quản lý kinh tế, đây được xem là mặt trận hàng đầu của nước ta trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, cần phải có những chính sách cụ thể, thích hợp cho thời kỳ quá độ. Lê Nin nói “ Suốt cả thời kỳ đó ( thời kỳ quá độ), trong chính sách của chúng ta, lại chia ra thành nhiều bước quá độ nhỏ hơn nữa. Và tất cả những khó khăn của nhiệm vụ chúng ta phải làm, tất cả cái khó khăn của chính sách và tất cả sự khéo léo của chính sách là ở chỗ biết tính đến nhiệm vụ đặc thù của từng bước quá độ đó” [ 58, tr 41-42 ].
Đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI xác định “ nhiệm vụ bao trùm mục tiêu tổng quát của những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế- xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo” muốn thực hiện nhiệm vụ trên cần phải quán triệt tư tưởng chỉ đạo “… giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có, khai thác mọi khả năng tiềm tàng của đất nước và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ quốc tế để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất đi đôi với việc củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa”[58, tr47 ]. Tư tưởng chỉ đạo đó được thể hiện qua các biện pháp là:
● Bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư, sắp xếp lại nền kinh tế quốc dân theo cơ cấu hợp lý và trong những năm còn lại của chặn đường
đầu tiên là tập trung sức người sức của vào việc thực hiện cho 3 chương trình mục tiêu về lương thực _thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu
● Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế, đi đôi với việc phát triển kinh tế quốc doanh, tập thể, tăng nguồn tích lũy tập trung của nhà nước và tranh thủ nguồn vốn nước ngoài, ngoài ra cần có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế khác. Lê nin “coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ”. Vì thế, cần tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, trong đó nền kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, chi phối các thành phần kinh tế khác.
● Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung bao cấp chuyển sang cơ chế quản lý có kế hoạch hóa theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ.
● Phát huy mạnh mẽ động lực khoa học kỹ thuật, phải lựa chọn và tổ chức áp dụng rộng rãi khoa học và kỹ thuật thích hợp vào đời sống và sản xuất, tăng đầu tư cho khoa học kỹ thuật để phục vụ cho sản xuất.
● Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
Ngoài các phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu được thông qua Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI ( 12/1986), thứ VII( 6/1991), thứ VIII( 6/1996), thứ IX ( 4/2001), thứ X ( năm 2005), Đảng, nhà nước, Bộ chính trị không ngừng tăng cường bổ xung bằng các nghị định, chỉ thị của Bộ chính trị Trung Ương như chỉ thị khoán 100 (1981 ), của Ban bí thư Trung ương Đảng, nghị quyết 10 của Bộ chính trị (1988) về “ đổi mới quản lý nông nghiệp” khoán theo hộ, xem hộ là đơn vị kinh tế tự chủ, có thể nói đây là một nghị quyết quan trọng tạo điều kiện cho nông dân phát huy hết năng lực lao động và sáng tạo để phát triển nông nghiệp, người nông dân sẽ tự chịu trách nhiệm với mảnh ruộng và thành quả lao động của mình; nhờ thế thúc đẩy nông nghiệp nước ta phát triển , giải quyết được vấn đề an ninh lương
thực, đây là vấn đề bức xúc nhất của nước ta lúc bấy giờ, tạo đà cho các lĩnh vực khác phát triển trong những năm tiếp theo.
Tiếp thu đường lối chủ trương của Đảng đã đề ra trong Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng bộ tỉnh Hậu Giang( sau này là thành phố Cần Thơ) và đảng bộ huyện châu Thành ( trong đó có một bộ phận xã thuộc huyện Phong Điền) đã thông qua Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IV(1986-1990), lần thứ VIII (1991- 1995), lần thứ IX(1996-2000), lần thứ X (2001-2005), và Đại hội Đảng bộ Thành phố Cần Thơ lần thứ XI (2005-2010) cùng với Đảng bộ huyện Châu Thành, Đảng bộ 6 xã Phong Điền đã đề ra phương hướng nhiệm vụ đổi mới tư duy và đường lối phát triển kinh tế địa phương một cách cụ thể cho từng giai đoạn một.
Từ năm 1986 đến 2010 dựa trên cơ sở các nghị quyết đổi mới của Đảng, Đảng bộ tỉnh và Thành phố. Chính quyền địa phương từng bước thực hiện, đưa kinh tế - xã hội địa phương chuyển biến theo sự chuyển biến chung của cả nước cụ thể:
+ Năm 1986 – 1990 tập trung phát triển nông nghiệp, giải quyết vấn đề lương thực, ổn định đời sống nhân dân.[70,tr32].
+ Năm 1991 – 1995 tiếp tục tập trung phát triển nông nghiệp, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, chú ý phát triển công nghiệp chế biến, giải quyết tranh chấp đất đai, xây dựng cụm kinh tế trong huyện, giảm phân hóa giàu nghèo, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, xây dựng cơ sở kỹ thuật để phục vụ sản xuất.[71,tr19]
+ Năm 1996- 2000 điểm mới trong nhiệm vụ phát triển kinh tế là ngoài phát triển nông nghiệp toàn diện, gắn sản xuất chế biến với tiêu thụ, đẩy mạnh phát triển dịch vụ và du lịch, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, thu ngắn khoảng cách chênh lệch phát triển giữa thành thị và nông thôn.[72, tr35]
+ Năm 2001 – 2005 lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, xây dựng Đảng làm then chốt. tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, gắn phát triển các lĩnh tiểu thủ công nghiệp,
thương mại. dịch vụ, du lịch, đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng Đảng chính quyền trong sạch vững mạnh.[ 68, tr1]
+ Năm 2006- 2010 phân vùng sản xuất nông nghiệp trong huyện, gắn phát triển nông nghiệp với du lịch, thương mại dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang dịch vụ, du lịch giải quyết công ăn việc làm ở vùng nông thôn, đổi mới công nghệ trong ngành công nghiệp và thủ công nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh, hoàn chỉnh hệ thống giao trong huyện.[69, tr17,18]
Bằng các phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể, cùng với sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền địa phương, nhân dân huyện Châu Thành nói chung và nhân dân 6 xã huyện Phong Điền nói riêng phấn đấu thực hiện.