Đầu tháng 12 - 1986 Đại hội Đảng bộ huyện Châu Thành khai mạc nhằm tổng kết những gì đã thực hiện được giai đoạn trước(1983-1985) trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội, đồng thời triển khai kế hoạch, đề ra phương hướng nhiệm và giải pháp giai đoạn tới ( 1986-1988). Tiếp thu nghị quyết của Đại hội VI và các nghị quyết Trung Ương, Tỉnh Ủy, căn cứ vào khả năng tình hình của địa phương, chính quyền địa phương 6 xã Phong Điền gồm: Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Mỹ Khánh, Giai Xuân, Tân Thới, Trường Long phấn đấu thực hiện.
♦ Nông nghiệp:
Với chủ trương “ Tập chung phát triển nông nghiệp, xem nông nghiệp là mặt trận hàng đầu…”, ngành nông nghiệp huyện chỉ đạo 6 xã đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, trồng 2 vụ lúa, một vụ màu, tiến hành mở rộng thêm 2000 ha đất canh tác ở xã
Trường Lộc và Trường Long, tăng vòng quay của đất lên 2,5 lần. Nhờ đó diện tích trồng trọt của của 6 xã huyện Phong Điền không ngừng tăng lên cụ thể như sau:
Bảng 2.1. Thống kê đất canh tác ở huyện Phong Điền năm 1991-1995:
Năm Xã Diện tích trồng cây lương thực ( ha)
1991 Nhơn Ái 1300 1993 1630 1991 Trường Long 3300 1993 3510 1994 Xã Mỹ Khánh 358 1995 776 1994-1999 Giai Xuân 1170 Nguồn [46,tr8], nguồn [ 18, 20, 21, tr 1]
Năng xuất bình quân lúa của huyện đạt 2,8 tấn/ ha, đến năm 1995 đạt 4,6 tấn/ ha, giá trị sản xuất nông nghiệp trong thập niên 1990 đạt 150.164 triệu đồng đến năm 2000 đạt 235.608 triệu đồng ( giá cố định), kết quả đạt được này là nhờ có sự hợp tác, giúp đỡ của ngành nông nghiệp Tỉnh, Khoa nông nghiệp trường ĐH Cần Thơ đã áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhiều giống lúa sinh trưởng ngắn ngày, năng suất cao, được nông dân đưa vào sản xuất, kỷ thuật sạ hàng được áp dụng thay cho kỷ thuật cấy. Ngoài cây lúa, một số cây công nghiệp cũng được canh tác như: cây cà phê, dây tiêu, ca cao được trồng ở xã Giai Xuân. Tuy nhiên, năm 1996 tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Phong Điền có phần giảm sút. Nguyên nhân là do thời tiết không thuận lợi, lũ lụt kéo dài gây thiệt hại mùa màng, giá lúa lại giảm, nông dân không yên tâm đầu tư sản xuất, thêm vào đó chính quyền địa phương có chủ trưởng khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản và kinh tế vườn trồng cây ăn quả (xã Mỹ khánh mở 2 lớp tập huấn về cây ăn trái đồng thời cử 3 cán bộ đi tham quan vườn cây phục vụ cho du lịch) nên diện tích canh tác cây lương thực ở một số xã bị giảm đi cụ thể :
Bảng 2.2. Thống kê diện tích đất canh tác năm 1996-1997:
Năm Xã Diện tích trồng cây lương thực (ha ) 1996 Nhơn Ái 602 1997 553 1996 Trường Long 3640 1997 3036 1996 Nhơn Nghĩa 3763 1997 3460 Nguồn [46,tr8]
Từ năm 2000 – 2003 kinh tế chủ yếu của huyện vẫn là nông nghiệp, cây lúa là cây lương thực chủ yếu, với 3 vụ mùa trong năm. Tuy nhiên trong nông nghiệp đã có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi, diện tích canh tác cây lương thực và hoa màu của 6 xã trên địa bàn giảm dần đi, nhưng không hề ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng, đó là nhờ áp dụng những giống lúa ngắn ngày cho năng suất cao. Về sản xuất hoa màu của huyện từ năm 2001 đến 2004 đã có kế hoạch thực hiện dự án rau sạch, rau an toàn với diện tích 500 ha ở xã Nhơn Nghĩa và dự án 50 ha nuôi trồng thủy sản tại ấp Trường Phú B xã Trường Long. Đây là dự án nhằm chuyển dịch cơ cấu vật nuôi cây trồng của huyện, đánh dấu bước đầu sản xuất nông nghiệp theo qui hoạch vùng.
Bảng 2.3. Thống kê diện tích trồng cây lương thực và màu năm 2001-2003:
Năm Tổng số DT (ha) Lúa Màu (ha) DT (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 2001 11.938 11.839 43,56 51.569 99 2003 11.925 11.731 44,80 52.585 194 Nguồn [35, tr39]
♦ Nuôi trồng thủy sản
Năm 1991-1995, diện tích nuôi trồng thủy sản lại gia tăng nhanh chóng, nếu tính diện tích trên toàn huyện Châu Thành ( trong đó có 3 xã thuộc Phong Điền), diện tích nuôi trồng thủy sản từ 912 ha năm 1991, tăng lên 1134 ha vào năm 1996, sau tăng lên 1503 ha vào năm 1997, chủ yếu là nuôi cá và tôm. Riêng xã Mỹ Khánh thực hiện một điểm nuôi cá trên mặt ao mương ở ấp Mỹ Hòa, việc phát triển ngành nuôi trồng thủy sản là nhằm phục vụ cho nhu cầu thị trường, tạo thêm nguồn thu nhập cho nông dân, tận dụng ao, hồ trong vườn để tăng gia sản xuất.
Năm 2001-2003, diện tích trồng cây ăn quả và diện tích nuôi trồng thủy sản có sự gia tăng đáng kể do chuyển đổi cây trồng và vật nuôi. Sự phát triển của của nghề nuôi trồng thủy sản, chứng tỏ sự năng động của nông dân trong sản xuất, tạo nên sự đa dạng sản phẩm nông nghiệp, làm phong phú thêm hàng hóa cung cấp cho thị trường, tạo ra nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến, thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến phát triển, mang lại giá trị sản xuất thủy sản tạo động lực thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển. Năm 2001, giá trị thủy sản gồm nuôi trồng và đánh bắt trên toàn huyện đạt 14.571 triệu đồng, đến năm 2003 đạt 19.965 triệu đồng ( giá hiện hành)
Bảng 2.4. Thống kê diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản của huyện năm 2001-2003:
Năm DT nuôi trồng Cá Sản lượng (ha) Tôm (ha) Cá (tấn) Tôm (tấn) 2001 177 3 617 0,7 2003 177 - 925 - Nguồn [35, tr63]
Sau nông nghiệp, kinh tế vườn, trồng cây ăn quả là thế mạnh thứ hai của huyện Phong Điền với các loại cây ăn quả như cam, quít, mít, chuối, xoài cát Hòa Lộc, chôm chôm… được trồng rải rác khắp 6 xã với sản lượng đạt 30.000 tấn (1995), dâu Hạ Châu là cây ăn quả đặc sản của huyện, được trồng ở xã Nhơn Ái,
Nhơn Nghĩa, Tân Thới. Xã Giai Xuân diện tích trồng cây ăn quả chiếm 530 ha (1994-1999), trong đó diện tích trồng chanh chiếm 85%, còn lại trồng các loại cây ăn quả khác, thu nhập bình quân 40 triệu đồng /ha/năm.
Từ năm 2001-2003, diện tích trồng cây ăn quả trên toàn huyện không ngừng gia tăng, phản ảnh xu thế phát triển kinh tế của huyện theo mô hình VAC theo chủ trương đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và nhà nước đề ra .
Bảng 2.5. Thống kê diện tích và sản lượng trồng cây ăn quả năm 2001-2003:
Năm Tổng DT (ha) Cam, quít, chanh (ha) Chuối (ha) Nhãn, vãi, chôm chôm (ha) Xoài (ha) Bưởi (ha) Cây ăn quả khác (ha) 2001 4602 3305 367 127 152 106 545 2003 5362 3665 428 174 368 266 461 Năm Tổng sản lượng (tấn) Cam, quít, chanh (tấn) Chuối (tấn) Nhãn, vãi, chôm chôm (tấn) Xoài (tấn) Bưởi (tấn) Cây ăn quả khác (tấn) 2001 36.082 28.734 3666 346 391 665 2280 2003 44.867 35.040 4264 667 1040 2238 1618 Nguồn [35, tr 49]
Nông nghiệp của huyện phát triển được như thế là ngoài việc áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa giống tốt vào sản xuất, một phần còn nhờ vào chính quyền đầu tư khá tốt cho công tác thủy lợi nội đồng như : vận động quần chúng làm thủy lợi nội đồng, hoàn thành công trình KH9 đập thoát nước, nạo vét kênh mương như kênh Đìa muồng- Xẻo lá ( xã Trường Long) [3,tr1], nạo vét kinh Xẻo sơn ở xã Nhơn nghĩa, đào 3000m khối đất sông rạch ở xã Mỹ Khánh phục vụ giao thông, khai thông dòng chảy (1994), đến năm 1995 trên toàn huyện, nhân dân đã làm công tác thủy lợi, nạo vét được 8500m kênh mương tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu thoát nước, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
♦ Chăn nuôi
Quán triệt tinh thần nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) và định hướng phát triển kinh tế của Tỉnh ủy Hậu Giang, Đảng bộ huyện Châu Thành đề ra mục tiêu phát triển “ đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, trọng tâm là cây lúa, gắn với phát triển kinh tế vườn và chăn nuôi…”. Trên cơ sở đó, các xã thuộc huyện Phong Điền như Nhơn Ái, Trường Long, Nhơn Nghĩa, đẩy mạnh ngành chăn nuôi, nâng cao chất lượng đàn heo với các giống mới nạc hóa cao, có giá trị thương phẩm, cải tạo nguồn gien đàn gia cầm . Tuy nhiên trong năm 1995, do sự biến động giá cả thị trường, người sản xuất không yên tâm đầu, vì thế số lượng đàn gia súc, gia cầm trong huyện có phần giảm đi cụ thể như sau:
Bảng 2.6. Thống kê đàn heo của một số xã huyện Phong Điền năm 1991-1995:
Năm Xã Đàn heo (con)
1991 Nhơn Ái 2624 1994 2979 1995 2954 1991 Nhơn nghĩa 3261 1994 3832 1995 3709 Nguồn [46, tr7]
Từ năm 2001-2003, ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện tiếp tục được duy trì và có sự chuyển biến mới, nhà chăn nuôi tập trung phát triển đàn heo và đàn gia cầm. Riêng đàn trâu và đàn bò, số lượng giảm đi đáng kể. Năm 2001, trên địa bàn huyện chỉ có 13 con trâu, 42 con bò, sự giảm sút của đàn trâu và đàn bò phản ánh ngành nông nghiệp đang được cơ giới hóa, ngành chăn nuôi giờ đây đóng vai trò là nhà cung cấp sản phẩm thịt phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, hàng năm ngành chăn nuôi cung cấp cho thị trường trên 1000 tấn thịt. Năm 2001, ngành đã cung cấp 1301 tấn thịt lợn và 335 tấn thịt gia cầm, năm 2003, cung cấp 1452 tấn thịt lợn và 355 tấn thịt gia cầm. Như vậy, lượng thịt heo cung cấp cho thị trường chiếm số lượng lớn và mỗi năm đều gia tăng, tạo thêm thu nhập cho nông dân, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, nhất là vùng nông thôn.
Bảng 2.7. Thống kê đàn gia súc ở huyện năm 2001-2003:
Năm Đàn lợn Đàn gia cầm Trứng gia cầm
2001 11.514 con 167.590 con 4488 (ngàn quả) 2003 12.846 con 177.320 con 5132(ngàn quả) Nguồn [35, tr 50]
Như vậy nhìn chung, trong thập niên 90 của thế kỷ XX, ngành nông nghiệp và chăn nuôi của huyện Phong Điền có sự chuyển biến tích cực, đưa ngành nông nghiệp và chăn nuôi hướng tới nền kinh tế thị trường, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng, cung cấp thực phẩm cho thị trường, tạo sự ổn định về lương thực, thực phẩm, tăng thêm thu nhập cho nông dân, phá thế độc canh cây lúa, tạo nên tính đa dạng trong sản xuất nông nghiệp. Từ năm 2001 đến 2003, ngành nông nghiệp, ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện lại có chuyển biến sâu sắc, hoạt động nông nghiệp gắn liền với hoạt động kinh tế thị trường. Thành tựu đạt được đó một phần nhờ vào sự nổ lực phấn đấu của nhân dân , sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của chính quyền các cấp, sự họp tác của các kỹ sư nông nghiệp, trong đó phải kể nữa là việc đầu tư hệ thống thủy lợi của huyện khá tốt của chính quyền địa phương.
♦ Khai thác lâm sản
Huyện Phong Điền không có đất rừng, nên nguồn khai thác gỗ, cũi chủ yếu từ nguồn do dân trồng như: Bạch Đàn, So Đũi, tràm, trúc, tre, hoặc gỗ từ các loại cây ăn quả lâu năm đã “lão hóa”, giá trị sản xuất mang lại không đáng kể, cụ thể năm 2001 giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 2828 triệu đồng, năm 2003 đạt 3294 triệu đồng (giá hiện hành), nguồn khai thác chủ yếu gỗ, cũi, măng tươi, cây giống.
Bảng 2.8. thống kê khai thác lâm sản năm 2001-2003:
Năm Gỗ (mét khối) Cũi(stter) Măng tươi (kg) Cây gống (cây)
2001 488 7342 2000 48000
2003 555 8356 2000 55000