♦ Công nghiệp- thủ công nghiệp
Từ sau Đại hội đảng lần thứ IV ( tháng 12-1976), ở miền Nam tiến hành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa toàn diện, nhà nước quốc hữu hóa phần lớn các cơ sở sản xuất các nhà máy xí nghiệp có qui mô lớn và vừa, các nhà máy xay xát lúa gạo ở Cần Thơ và Phong Điền chuyển đổi sáp nhập vào thành phần kinh tế quốc doanh, các cơ sở nhỏ thì liên kết thành đội tổ sản xuất hoặc vào hợp tác xã ngành nghề. Các nhà máy xí nghiệp sản xuất theo kế hoạch, chỉ tiêu, các nhà máy xí nghiệp này được cung ứng nguyên vật liệu, trang thiết bị từ những đơn vị khác tùy theo qui mô sản
xuất. Tuy nhiên hình thức quản lý và sản xuất này sau một thời gian sản xuất đã bộc lộ những mặt hạn chế, sản lượng khi trồi khi sụt, trang thiết bị vật tư khan hiếm, và sử dụng không hết công suất, chất lượng hàng hóa không đảm bảo, thị trường trao đổi hàng hóa bị khép kín do chính sách “ngăn sông cấm chợ”, nền kinh tế mang nặng tính tự cung tự cấp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp, an sinh xã hội chưa được bảo đảm.
Công nghiệp cơ khí qui mô nhỏ, hoạt động chủ yếu là gia công và sữa chữa nhỏ đáp ứng nhu cầu sữa chữa cho các nhà máy xay xát lúa gạo nằm dọc trên tuyến lộ vòng cung, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động
Ngành tiểu thủ công nghiệp ở huyện chủ yếu là hoạt động gia công, qui mô sản xuất nhỏ, các ngành nghề như đóng ghe, xuồng, nghề rèn, một số cơ sở nấu rượu, đóng tủ, bàn ghế, các cơ sở này có mặt rãi rác ở 6 xã trên địa bàn huyện. Chính quyền địa phương có những chính sách ưu đãi về thuế, thị trường nhằm khuyến khích phát triển.
♦ Nông nghiệp
Nông nghiệp: từ năm 1975 đến 1985, huyện Phong Điền thực hiện công cuộc tập thể hóa nông nghiệp, xóa bỏ thành phần kinh tế địa chủ, đưa các hộ nông dân vào làm ăn tập thể, thành lập các tập đoàn, các hợp tác xã nông nghiệp thí điểm , các tổ sẽ lập kế hoạch sản xuất, gieo cấy vụ mùa, đại diện hộ xã viên sẽ nhận phân bón, thóc giống, xăng dầu do nhà nước cấp để sản xuất, các tổ có nhiệm vụ huy động lao động làm thủy lợi nội đồng, giao thông nông thôn, phân chia sản phẩm, nộp thuế, làm nghĩa vụ trọn gói đối với nhà nước từ những đóng góp của xã viên. Do cơ chế quản lý tập trung và bao cấp, chính sách bình quân chủ nghĩa, cào bằng không tạo động lực cho nông dân sản xuất làm cho sản xuất nông nghiệp sụt giảm, cách thức quản lý và hoạt động sản xuất của các tập đoàn nông nghiệp bộc lộ những mặt yếu kém không phù họp với thực tiễn, một số tập đoàn sản xuất không hiệu quả phải giải tán, các nông hộ quay về với mảnh ruộng của mình, tình trạng tranh chấp đất đai ở một số nơi trong huyện diễn ra gay gắt. Trước tình hình đó, chính quyền
thi hành nhiều biện pháp để giải quyết. Từ sau chỉ thị 100, giao khoán ruộng đất cho nông dân sản xuất với thời gian lâu dài, các hợp tác xã chỉ còn trên danh nghĩa. Nhờ sự thay đổi chính sách nông nghiệp, tình hình sản xuất nông nghiệp đi vào ổn định, do nhu cầu thực tiễn trong sản xuất dẫn đến một số hợp tác xã chuyển qua làm dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp và tiêu thụ hàng hóa nông sản với việc ký kết các hợp đồng với các hộ xã viên theo thỏa thuận. Tuy nhiên nhìn chung thì nông nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn chưa phát huy hết tiềm năng vốn có của nó
♦ Thương nghiệp
Thương nghiệp: từ năm 1975 đến 1985, do chính sách cải tạo thương nghiệp của nhà nước xóa bỏ các thành phần kinh tế cá thể, chuyển họ sang lĩnh vực sản xuất hoặc khuyến khích vận động về vùng nông thôn xây dựng vùng kinh tế mới, nhà nước không khuyến khích mở rộng thương mại, dịch vụ và phát triển các thành phần kinh tế tư nhân, việc phân phối và lưu thông hàng hóa là do các tổ chức thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã nhà nước đóng vai trò chủ đạo chi phối thị trường, vai trò của thành phần kinh tế thương mại và dịch vụ mờ nhạt, chế độ mua bán bằng tem phiếu, giấy giới thiệu là phổ biến, gây ra không ít phiền hà, chậm chạp, trì trệ dẫn đến phát sinh nhiều tiêu cực trong kinh doanh.
Để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong huyện, giai đoạn này ở huyện có Ban Thương Nghiệp của huyện, chuyên mua và nhận những mặt hàng thiết yếu như dầu hỏa, vải, xà bông, bột ngọt, phân bón, kem đánh răng… từ Ban thương nghiệp của huyện Châu Thành theo kế hoạch phân phối để bán cho dân nhưng số lượng rất hạn chế và không ổn định, không đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong khi nhu cầu tiêu thụ hàng hóa trong dân ngày càng gia tăng nên. Để khắc phục hạn chế trên về sau có hợp tác xã thương nghiệp được thành lập ở các xã đảm nhận nhiệm vụ phấn phối hàng hóa cho dân, đây là hình thức buôn bán tập thể, do hàng hóa khan hiếm mua bán bằng tem phiếu nên gây không ít khó khăn cho dân chúng vì thế, thành phần kinh tế tư nhân cũng tham gia hoạt động kinh doanh hàng
hóa có điều giá cả cao hơn so với giá hàng của quốc doanh và hợp tác vì nguồn hàng của họ không có sự bảo hộ và ưu đãi của nhà nước.
♦ Du lịch
Du lịch, trong hoàn cảnh khó khăn chung của cả nước, ngành du lịch ở thời kỳ sau giải phóng chưa được chính quyền quan tâm đầu tư nhất là vùng huyện, các di tích lịch sử chưa được đầu tư, tôn tạo đúng mức, khách du lịch nước ngoài hầu như không có, khách trong nước chủ yếu tới tham quan nghiên cứu hơn là du lịch, giải trí. Vì thế, ngành du lịch trong giai đoạn này hầu như không phát triển.
♦ Giao thông
Về giao thông, sau giải phóng nhìn chung hệ thống giao thông trên địa bàn huyện có nhiều khó khăn, lộ 923 nối Cái Răng–Phong Điền nhỏ hẹp giao thông khó khăn, các tuyến đường giao thông bộ trong các xã không đảm bảo đi lại vào mùa mưa lũ. Giao thông đường thủy đóng vai trò chủ yếu đảm bảo thông suốt trong huyện, huyện huy động nhân dân đắp đường trục lớn theo ấp, xã, xây dựng các tuyến đường chính trong huyện, trong đó có tuyến đường nối từ Phong Điền –Cái Răng. Mặc dù gặp nhiều khó khăn ngành vận tải cố gắng phấn đấu đảm bảo nhu cầu giao thông thông suốt đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của nhân dân, bên cạnh thành tựu đó thì một số hạn chế cũng nẩy sinh như: chưa quản lí tốt phương tiện giao thông hợp tác xã và tư nhân, giá cả và nhiên nhiên liệu thất thoát, kinh doanh thua lỗ, hệ thống giao thông nông thôn chậm sữa chữa. Trước những hạn chế trên, được sự chỉ đạo của chính quyền, ngành đề ra kế hoạch tăng cường sửa chửa , bảo dưỡng các loại xe, phải đảm bảo giao thông thông suốt, phát triển giao thông thủy bộ trong đó chú ý phát triển giao thông thủy.
Nhờ sự phấn đấu của ngành, sự đóng góp công sức của nhân dân ngành giao thông đã đáp ứng được nhu cầu đi lại và chuyên chở hàng hóa của nhân dân trong huyện. Phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” bước đầu phát huy tính hiệu quả.
♦ Tài chính
Tài chính do tình hình khó khăn của đất nước sau chiến tranh, nguồn ngân sách lại có hạn vì thế nghị quyết của đảng bộ tỉnh lần thứ nhất chủ trương phải sử dụng tốt nguồn vốn và tài sản của nhà nước nhằm phục vụ cho sản xuất, huy động tiền tiết kiệm trong dân, quản lý tốt ngân sách của nhà nước, trên cơ sở đó huyện xác định nguồn thuế là nguồn thu chính cho ngân sách nhất là thuế nông nghiệp, phải cân đối thu chi, thanh toán và quyết toán kịp thời, chú ý huy động tiền trong dân.
♦ Xây dựng cơ bản
Xây dựng cơ bản trong hoàn cảnh đất nước còn gặp nhiều khó khăn, phải tiết kiệm trong xây dựng, tập trung xây dựng những công trình trước mắt phục vụ cho sản xuất. Xuất phát từ tình hình chung của đất nước, huyện tập trung xây dựng các công trình mang tính thiết thực phục vụ cho xã hội, huyện chỉ đạo trước mắt trong 2 năm 1977-1978 tập trung xây dựng trạm xá, bệnh viện, trường học, nhà giữa trẻ công trình văn hóa và giải quyết nhu cầu nhà ở cho cán bộ. Xây dựng 3 trường cấp II trong đó xã Nhơn Nghĩa [61, tr43]