Theo như phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế của Tỉnh trong giai đoạn 1991-1995, “Phát triển nông nghiệp gắn với công nghiệp và và thủ Công nghiệp, dịch vụ…”[71, tr11]. Ngành công nghiệp, thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Phong Điền có nhiều bước chuyển đổi cho phù hợp với tình hình mới. Đây là vùng nông nghiệp nên có điều kiện thuận lợi cho các nhà máy xay xát lúa gạo, nhà máy chế biến và các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng hoạt động. Với chủ trương đổi mới cơ chế quản lý, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, chính quyền đã xem xét giải quyết trả lại các xí nghiệp nhỏ cho tư nhân, tận dụng nguồn vốn và kỹ thuật của tư nhân, thúc đẩy ngành công nghiệp địa phương phát triển, nhất là thời kỳ đầu đổi mới khi mà nhà nước còn nhiều khó khăn về vốn, cách làm này có thể nói đây là một trong những giải pháp hữu hiệu và linh hoạt của chính quyền. Ngoài ra còn có một số nhà máy mới được thành lập dọc theo lộ vòng cung nằm ở hai xã Mỹ Khánh và Nhơn Ái.
Các cơ sở thủ công nghiệp được tự do sản xuất nên chủ các cơ sở từng bước thích nghi với cơ chế kinh doanh mới, họ chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm. Tuy mới bước đầu chuyển đổi nhìn chung các ngành công nghiệp và thủ công nghiệp trên địa bàn huyện phát triển khá nhanh, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
Từ năm 2001 đến 2003, ngành công nghiệp và thủ công nghiệp của huyện phát triển một cách nhanh chóng, ngoài các cơ sở công nghiệp chế biến, xay xát lúa gạo, các cơ sở như sản xuất thực phẩm, đồ uống, sản xuất trang phục, sản xuất các sản phẩm từ cao su, Phatic ra đời…, tạo nên sự đa dạng các ngành nghề công nghiệp và thủ công nghiệp. Năm 2001, trên địa bàn huyện có 128 cơ sở sản xuất trong đó của cá thể chiếm 119 cơ sở, tư nhân 9 cơ sở, đến năm 2003, số cơ sở sản xuất gia tăng lên 143 cơ sở, trong đó cá thể chiếm 129 cơ sở, tư nhân chiếm 14 cơ sở, nền kinh tế cá thể phát triển nhanh chóng, sự ra đời các cơ sở sản xuất tư nhân đã tạo ra nhiều công ăn việc làm, góp phần giải quyết lao động nhàn rỗi ở nông thôn, tăng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện, cụ thể: năm 2001, cơ sở
công nghiệp thu hút 409 người làm, đến năm 2003, thu hút 434 người làm [35, tr 69]. Giá trị sản xuất mang lại cho huyện tương đối khá lớn.
Bảng 2.9. Thống kê giá trị sản xuất công nghiệp năm 2001-2003:
Giá hiện hành Tổng số
(triệu đồng) (triệu đồng) Tư nhân (triệu đồng) Cá thể Năm
2001 18.909 4.344 14.565
2003 27.083 4.977 22.106
Giá cố định (1994) Tổng số
(triệu đồng) (triệu đồng) Tư nhân (triệu đồng) Cá thể Năm
2001 16.881 3.517 13.364
2003 27.548 7.608 19.940
Nguồn[35, tr 69]
Qua bảng thống kê trên, chủ trương xây dựng nền kinh tế đa thành phần phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và nhà nước ta đề ra hoàn toàn đúng, chủ trương trên đã giải phóng lực lượng sản xuất, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh sản xuất, sử dụng được các nguồn nhân lực và vật lực một cách có hiệu quả vào mục tiêu phát triển kinh tế. Sự năng động của các thành phần kinh tế nhất là thành phần kinh tế cá thể, góp phần giải quyết tình trạng khan hiếm hàng hóa, giải quyết công ăn việc làm, tạo ra giá trị sản xuất, góp phần tăng nguồn ngân sách cho địa phương, thúc đẩy kinh tế của địa phương nói riêng và kinh tế cả nước nói chung đi lên.