Năm 1973, cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới xảy ra đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế của các nước trên thế giới, kéo theo là sự khủng hoảng về tài chính, chính trị, giá dầu tăng (từ 11 USD lên 35 USD một thùng) làm ảnh hưởng đến hoạt động các ngành sản xuất, đẩy nền kinh tế của các nước tư bản vốn dựa trên nền công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng đến bờ vực sụp đỗ. Trước tình hình đó yêu cầu tìm ra một giải pháp để giải quyết cuộc khủng hoảng trên được đặt ra.
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ được xem là cứu cánh cho nền kinh tế các nước tư bản, giúp các nước tư bản giải quyết vấn đề năng lượng và nguyên liệu, chính quyền của các nước tư bản tiến hành cải tổ lại cơ cấu bộ máy kinh tế, cải thiện an sinh xã hội, có thể nói khủng hoảng năng lượng 1973 là nguyên nhân buộc các nước tư bản phương Tây cải cách để tồn tại và phát triển.
Đối với các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa thì cuối thập niên 70 đầu thập niên 80, tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng, những hạn chế trong cơ chế quản lý, điều hành nền kinh tế suốt một thời gian dài không thay đổi đến thập niên 80 bộc lộ những mặt yếu kém làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa chẳng hạn như: ở Liên Xô thu nhập giảm 2,5 lần, sản lượng công nghiệp giảm 2,5 lần, sản lượng nông nghiệp giảm 3,5 lần, về chính trị tệ quan liêu, thiếu dân chủ, thiếu công bằng trong thời gian dài làm mất lòng tin quần chúng đối Đảng, vấn đề cải cách đặt ra ngày càng cấp thiết.
Năm 1978, Trung Quốc nhận thức được vấn đề cần phải tiến hành cải cách và thực tế chứng minh, từ năm 1978 đến nay nên công cuộc cải cách ở Trung Quốc gặt hái nhiều thành tựu to lớn trên các mặt kinh tế - chính trị - xã hội, trở thành nước có
nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, các lĩnh vực khoa học kỹ thuật cũng có những thành công to lớn.
Năm 1985, công cuộc cải cách cũng được thực hiện ở Liên Xô. Suốt quá trình thực hiện từ năm 1985 đến năm 1991 do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, công cuộc cải cách ở Liên xô không thành công, nhưng điều này cho thấy cải cách kinh tế- chính trị- xã hội là điều hết sức cần thiết để tồn tại và phát triển đối với nhiều nước trên thế giới, phù hợp với qui luật phát triển, với quan điểm triết
học của Mác về sự vận động phát triển của thế giới vật chất.