3 Thực hiện chính sách xã hội, xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu chuyển biến kinh tế xã hội huyện phong điền ( thành phố cần thơ) trong thời kỳ đổi mới giai đoạn 1986 – 2010 (Trang 87 - 116)

Nối tiếp chính sách tốt đẹp đã được thực hiện trước kia, chính quyền địa phương và Đảng bộ huyện tiếp tục thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa đối với các gia đình thương binh liệt sĩ , thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trân trọng khắc ghi những công lao, hy sinh mất mát của các chiến sĩ trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Từ năm 2004 các chính sách xã hội được các cấp chính quyền địa phương triển khai một cách đồng bộ, nhất là phong trào đền ơn đáp nghĩa, chăm lo cho các gia đình thương binh liệt sĩ và hộ nghèo. Theo ước tính thì đến năm 2004 huyện đã huy động được 1 tỷ đồng thực hiện các chính sách nhà ở, xóa đói giảm nghèo, tổ chức xây dựng và bàn giao 227 căn nhà tình nghĩa cho các gia đình thuộc diện chính sách và 220 căn nhà tình thương cho các hộ nghèo[ 68, tr6]. Từ năm 2005 đến 2010, phát huy truyền thống tốt đẹp đó, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương luôn quan tâm đến các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, chăm lo cho các gia đình thương binh liệt sĩ, những người có công với cách mạng, nhất là các là các hộ nghèo, cận nghèo tạo điều kiện hỗ trợ vốn, tạo công ăn việc làm cho nhân dân. Trong thời gian qua huyện đã huy động được hàng trăm tỷ đồng thực hiện chính sách nhà ở, xóa đói giảm nghèo, xây dựng, sửa chữa và bàn giao 460 căn nhà tình nghĩa cho gia đình thuộc diện chính sách, 934 căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, thăm hỏi tặng quà trong các dịp lễ, dịp tết. Như vậy tính từ năm 2004 đến năm 2010 chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể đã vận động xây cất

và bàn giao cho các hộ thuộc các đối tượng chính sách trên ( sửa chữa và bàn giao 460 nhà tình nghĩa và 934 nhà đại đoàn kết), đây là một thành quả phấn đấu lâu dài của chính quyền địa phương.[69, tr4]

Qua 25 năm đổi mới, đất nước ta gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực kinh tế, về mặt xã hội cũng có nhiều thay đổi, với sự xuất hiện nhiều thành phần kinh tế dẫn đến mức thu nhập khác nhau thì nhu cầu hưởng thụ về vật chất và tinh thần cũng khác nhau, sự phân hóa giai cấp, phân hóa giàu nghèo trong xã hội là điều không thể tránh khỏi, nhất là đối với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, như Đảng và nhà nước ta xác định: nước ta phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa vì thế, để hạn chế tình trạng phân hóa giàu nghèo một cách sâu sắc trong xã hội đồng thời thể hiện tinh nhân văn của chế độ xã hội chủ nghĩa, nhà nước thi hành nhiều biện pháp, thông qua các đoàn thể để hỗ trợ, giúp đỡ những gia đình khó khăn về kinh tế như : cho vay vốn với lãi suất thấp, hỗ trợ tư liệu sản xuất tạo điều cho gia đình hộ nghèo có vốn, có tư liệu sản xuất để sản xuất vươn lên thoát nghèo, quan tâm đến các gia đình có công với cách mạng thể hiện truyền thống lâu đời của dân tộc

“ Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

3.2.2.4. Giáo dục – đào tạo, Văn hóa – thông tin

♦ Giáo dục

Với mục đích đào tạo con người có tri thức để phục vụ cho công cuộc đổi mới, chính quyền địa phương phối hợp với ngành giáo dục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện. Tính đến năm 2004, chất lượng giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện tiếp tục nâng cao từ bậc giáo dục mần non cho đến bậc trung học phổ thổng, các chương trình củng cố hóa trường lớp, chuẩn hóa giáo viên được triển khai, chương trình thay sách giáo khoa, phòng chống lưu bang bỏ học được ngành giáo dục trên địa huyện quan tâm, việc nâng cao chất lượng giảng dạy được gắn liền với việc tăng cường quản lý giáo dục, góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục ở huyện đi lên cụ thể :

Bảng 3.4. Thống kê tình hình khối mầm non và mẫu giáo năm 2004-2005:

Bậc học Năm học Phòng học Giáo viên Học sinh Số trường

Mầm non 2004-2005 25 32(cô nuôi) 76 03

Mẫu giáo 2004-2005 37 65 1866 3

Mầm non 2010- 2011 09 22 211 -

Mẫu giáo 2010-2011 236 401 7.063 -

Nguồn[35, tr 107]; [41, tr101]

Riêng bậc trung học cở sở và trung học phổ thông tổng số trường như sau:

Bảng 3.5. Thống kê số trường từ năm 2004-2010:

Năm học trường trên Tổng số

địa bàn Tiểu học Trung học cs THPT

2004-2005 30 23 5 2

2009-2010 29 22 6 1

2010-2011 28 21 6 1

Nguồn [41, tr99- tr104]

Bảng 3.6. Thống kê số lớp, học sinh và giáo viên trên địa bàn huyện năm 2004-2011:

Năm học Tiểu học THCS THPT Lớp học HS Số Số GV Lớp học HS Số Số GV Lớp học HS Số Số GV 2004-2005 228 7411 439 155 6337 267 38 1824 52 2009-2010 267 6867 383 122 4557 296 47 1970 103 2010-2011 257 7063 401 118 4267 307 44 1793 101 Nguồn[41, tr101-104]

Tỷ lệ huy động học sinh đến lớp và đỗ tốt nghiệp ngày càng cao như trong năm học 2007-2008 ở xã Tân Thới tỷ lệ học sinh cấp I lên lớp 100%, tỷ lệ học sinh cấp II tốt nghiệp đạt 96%. Với sự phát triển hệ thống trường lớp các cấp và sự quan tâm đến đội ngũ giáo viên, ngành giáo dục huyện thực hiện chủ trương của bộ giáo dục phổ cập giáo dục bậc trung học cơ sở, năm 2004 huyện đã được Bộ Giáo Dục Đào Tạo kiểm tra và công nhận ngành giáo dục huyện đạt chuẩn công tác phổ cập

bậc trung học cơ sở và triển khai công tác phổ cập giáo dục bậc trung học phổ thông đến năm 2010.

với chủ trương xã hội hóa giáo dục, các ngành, các cấp các thành phần kinh tế và nhân dân ý thức được tầm quan trọng trong việc chăm lo giáo dục cho thế hệ trẻ nên đã đầu tư và đưa vào sử dụng 36 phòng học kiên cố, giá trị 7,2 triệu đồng, hỗ trợ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, học tập, giảng dạy. Năm 2004, ngành đã huy động được 200 triệu đồng và nhiều phần quà, thiết bị giảng dạy, học bổng có giá trị góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục- đào tạo của huyện tiếp tục phát triển.[68, tr5].

Như thế từ 2004, lĩnh vực giáo dục của huyện có nhiều chuyển biến tích cực, diện mạo của ngành giáo dục trên địa bàn có nhiều đổi mới, việc dạy và học ngày càng được nâng chất, góp phần nâng cao dân trí và bồi dưỡng tài năng tương lại . Tuy nhiên ngành vẫn còn một chế hạn khó khắc phục, do điều kiện về địa lý tự nhiên và kinh tế, mặc dù huyện nằm sát trung tâm thành phố cần thơ nhưng lại là vùng thuần nông nên vấn đề tiếp cận môn học ngoại ngữ và tin học, khoa học kỹ thuật có phần khó khăn.

Từ năm học 2007- 2008, mạng lưới trường học của huyện được sắp xếp, mô hình trường bán công được “cuốn chiếu”, chỉ còn lại loại hình trường công lập hoặc dân lập tồn tại nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy và học, bên cạnh đó, trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện cũng được thành lập vào năm 2004 nhằm tạo điều kiện cho những người có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục học hành. Từ năm 2005 đến 2010, huyện có 5 trường đạt chuẩn quốc gia, hằng năm đều hoàn thành công tác phổ cập hóa giáo dục. Đội ngũ giáo viên ngày càng được tăng cường về số lượng và chất lượng, năm 2005 huyện có 925 giáo viên đạt chuẩn chiếm 56%, năm 2010 số lượng giáo viên đạt 1.285 giáo viên đạt chuẩn chiếm 92%[ 69, tr3] các cơ sở, trang thiết bị trường học được đầu tư, cảnh quan trường học ngày càng xanh sạch đẹp, tổng số tiền đầu tư cho ngành giáo dục của huyện chiếm hơn 80 tỷ đồng trong đó nhân dân đóng góp được 2 tỷ. Tất cả các yếu tố trên tạo điều kiện cho chất lượng giáo dục của huyện đi lên.

Như vậy từ năm 2004 đến 2010, lĩnh vực giáo dục và đạo tạo của huyện có nét chuyển biến rõ rệt, hệ thống trường lớp được đầu tư, đội ngũ giáo viên được các cơ quan chức quan tâm, nên đảm bảo về chất lượng và số lượng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục trên địa huyện, nhiều loại hình học tập được mở tạo điều kiện cho mọi người dân có cơ hội học tập, góp phần nâng cao dân trí cho nhân dân, chuẩn bị nguồn nhân lực có tri thức để tham gia xây quê hương.

Qua 25 năm đổi mới, diện mạo của ngành giáo dục cả nước nói chung và của địa phương nói riêng đã từng bước có sự chuyển mình thể hiện trên các mặt:

+ Đội ngũ giáo viên mỗi năm được tăng cường về số lượng và chất lượng , có thể nói cho đến nay hầu hết giáo viên ở các bậc học đều qua chương trình đào tạo của Bộ giáo dục, các giáo viên đều đủ chuẩn và đang chú ý phát triển lực lượng trên chuẩn để làm nồng cốt cho một số môn học.

+ Trường học, lớp học ngày càng chỉnh trang theo hướng kiên cố hóa trường học, giảm và tiến tới xóa trường học và lớp học tre lá, ca 3

+Chất lượng giáo dục được các cơ quan chức năng đặc biệt quan tâm, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, tỷ lệ học sinh lên lớp và tỷ lệ học sinh tốt nghiệp ở cuối cấp mỗi năm đều được cải thiện.

+ Hệ thống các bậc học ở huyện được xây dựng ngày càng hoàn chỉnh. Đây là những thành tựu mà ngành giáo dục của huyện đạt được qua một thời gian dài phấn đấu xây dựng và đổi mới.

♦ Truyền Thông

Để phát triển tri thức và phổ biến tin tức cho nhân dân, ngành truyền thông huyện được đầu tư xây dựng thư viện ở xã để phục vụ nhân dân. Năm 2005, cả huyện chỉ có một phòng thư viện với số sách là 2950 bản, với số thẻ đọc là 76 đến năm 2009, huyện đã phát triển được 4 thư viện ở cấp xã , số đầu sách gia tăng cấp huyện là 5906 bản, cấp xã là 9495 bản, trung bình mỗi năm tăng 20% số bản, số thẻ

đọc của huyện là 112 với số lượt người mượn ở cấp huyện là 29000 người, cấp xã là 23000 người.

Để tuyên truyền các đường lối chính sách chủ trương của Đảng và nhà nước đến với quần chúng, hoạt động truyền thông trên địa bàn huyện cũng được nâng chất, các chuyên đề luôn đổi mới nội dung theo sát nhu cầu cuộc sống, góp phần vào việc tuyên truyền các chính sách chủ trương, đường lối của đảng và nhà nước đến các tầng lớp nhân dân. Từ năm 2005 đến 2010, các trụ sở đài truyền thanh được xây dựng, trang thiết bị được đầu tư tổng giá trị lên 5 tỷ đồng, hệ thống truyền thanh cơ sở được nâng cấp, trạm truyền thanh, sóng phát thanh, sóng truyền thanh có đầy đủ cả 7 xã và thị trấn.

Để tạo những địa điểm tham quan phục vụ cho ngành du lịch và giáo dục truyền thống yêu nước đấu tranh hào hùng của cha ông, từ năm 2005 đến năm 2010, huyện đã đầu tư trùng tu, tôn tạo các công trình di tích lịch sử như khởi công xây dựng khu di tích Ông Hào với diện tích là 3 ha, tổng số vốn đầu là 60 triệu đồng, nâng cấp khu di tích Giàn Gừa, khởi công xây dựng bia chiến thắng Vàm Bi và 7 nhà văn hóa xã.

Thực hiện chủ trương của nhà nước đưa điện về nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân ở vùng nông thôn, chính quyền và ngành có chức năng đã đầu tư xây dựng đưa điện về nông thôn. Năm 1995 huyện đã có 14/14 xã có điện có 75% hộ sử dụng điện, đến năm 2004, ở huyện Phong Điền 6 xã của huyện đều có điện nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt trong dân, theo ước tính năm 2004 tổng số hộ là 17.863 hộ, số hộ sử dụng điện an toàn là 13.583 hộ, đạt 76%. Từ năm 2005 đến 2010 huyện đã cho thi công điện trung thế dài 30,7 km, tuyến điện hạ thế nông thôn đã hoàn thành và đưa vào sử dụng với tổng chiều dài 219,8km, tổng kinh phí đầu tư là 35 tỷ đồng, trong đó dân hiến đất hoa màu ước tính 8 tỷ, có 11.920 hộ được lắp đặt điện kế mới trong đó có 715 hộ thuộc diện chính sách và hộ nghèo được lắp đặt miễn phí , tổng số hộ sử dụng điện hiện nay của toàn huyện là 23.620

hộ đạt tỷ lệ 99,66%, số hộ sử dụng điện đúng thiết kế kỹ thuật và an toàn là 22.621 hộ đạt 98%

Trong quá trình đổi mới, Đảng và nhà nước ta xác định là phải từ bỏ cơ chế bao cấp chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế mới, hoạt động theo chế thị trường vì thế, để cho người dân hiểu rõ hơn về đường lối kinh tế của Đảng và nhà nước thì việc phổ biến các đường lối, chủ trưởng chính sách tới tay người dân là điều vô cùng cần thiết, việc xây dựng mạng lưới truyền thông ở các xã phường trong huyện được chính quyền địa quan tâm, ngành truyền thông trở thành cầu nối giúp dân tiếp cận trực tiếp với các thông tin của Đảng và nhà nước, giảm thiểu những tin đồn xấu làm ảnh hưởng không tốt đến công cuộc đổi mới của Đảng và nhà nước ta.

3.2.2.5. Y tế, thể dục thể thao

Y tế

Với chức năng chăm lo sức khỏe, phòng chống dịch bệnh cho nhân dân, ngành y tế trên địa bàn huyện thực hiện nhiều chương trình chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân như thực hiện chương trình y tế dự phòng, chương trình tiêm chủng mở rộng, phòng dịch chủ động, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, chăm sóc sức khỏe cho người nghèo Đến năm 2004 mạng lưới y tế trên địa bàn huyện được ngành y tế đầu tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cụ thể như sau:

Bảng 3.7. Thống kê mạng lưới y tế huyện từ năm 2004 đến năm 2010:

Năm 2004 Năm 2009 Năm 2010

Bệnh viện 0 01 01 Phòng đa khoa 02 01 01 Trạm y tế 05 06 06 Giường bệnh 50 55 Y bác sĩ 50 49 59 Cán bộ y tế 0 101

Số xã đạt chuẩn y tế quốc gia 06 06 07

Đến năm 2004, 5/6 xã ở huyện đều có trạm y tế, có các y bác sĩ, 100% ấp có tổ y tế và mạng lưới cộng tác viên y tế, góp phần thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, không để dịch bệnh bùng phát, hạ tỷ lệ suy dinh dưỡng còn 20,51%, việc giáo dục và chăm sóc trẻ em được xã hội ngày càng quan tâm. Từ năm 2005 đến 2009, hệ thống tổ chức y tế huyện tiếp tục được củng cố và hoàn thiện nhờ đó công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong huyện đã được đáp ứng, các đối tượng chính sách và người nghèo được quan tâm chăm sóc.

Như vậy, từ khi thành lập huyện tới năm 2010, ngành y tế của huyện có những bước tiến quan trọng , các cở sở hạ tầng của ngành được xây dựng, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân, góp phần chữa trị bệnh và phòng ngừa dịch bệnh cho nhân dân, quan tâm chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ trẻ em, các gia đình thuộc diện chính sách và người nghèo thể hiện sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

♦ Về thể thao

Từ năm 2004, phong trào thể dục thể thao của huyện được phát động như phong trào rèn luyện thân thể theo gương của bác Hồ, phong trào đã thu hút nhiều người tham gia. Các môn thuộc thế mạnh của huyện như võ Vovinam, điền kinh, bơi lội, bóng đá đạt được nhiều thành tích trong các giải thành phố và khu vực, hiện

Một phần của tài liệu chuyển biến kinh tế xã hội huyện phong điền ( thành phố cần thơ) trong thời kỳ đổi mới giai đoạn 1986 – 2010 (Trang 87 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)