♦ Giáo dục – đào tạo
Phát triển giáo dục là nhiệm vụ cấp bách nhất lúc bấy giờ nhất là thời kỳ đổi mới, việc đầu tư cho giáo dục được xem là “quốc sách” để đào tạo nguồn nhân lực cho quốc gia, phục vụ cho công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước. Vì thế, trong Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VII đã thông qua nhiệm vụ phát triển giáo dục trong những năm tới, tiếp tục đổi mới ổn định và phát triển sự nghiệp giáo dục, từng bước
xã hội hóa giáo dục cho phù họp với tình hình địa phương, phát triển đồng bộ 3 cấp học đó là phổ thông, tiểu học và mầm non.
Nhờ có đường lối và nhiệm vụ cụ thể được sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương cũng như cơ quan có chức năng, năm 1990, ngành giáo dục huyện phát động phong trào phổ cập cấp I, khôi phục phong trào xóa mù chữ trong nhân dân, trường dân lập và trường bán công được mở trên địa bàn huyện, các lớp học tình thương cũng được tổ chức ở các xã như xã Nhơn Ái. Ở xã Mỹ Khánh, mặc dù ngân sách gặp nhiều khó nhưng xã đã tập trung giải quyết tình trạng học ca 3, xóa phòng học tre lá. Từ niên khóa 1996 trở đi trên địa bàn huyện, các cấp học mầm non, tiểu học và phổ thông về cơ bản phát triển ổn định đáp ứng được phần lớn nhu cầu dạy và học cho con em của nhân dân trên địa bàn huyện. Trong năm học 1996- 1997 và 1997-1998 ở các xã Nhơn Ái, Trường Long, Nhơn Nghĩa mỗi xã có một trường mẫu giáo với tổng số lớp của 3 xã là 25 trong đó xã Nhơn Ái có 13 lớp, số giáo viên bậc mẫu giáo là 17 cùng tổng số học sinh 683 em
Bảng 3.1. Thống kê tình hình giáo dục trên địa bàn huyện năm 1996-1998:
Xã TS trường Tiểu học THCS THPT
Tiểu học TH CS
TH
PT Lớp Học sinh Giáo viên Lớp Học sinh Giáo viên Lớp Học sinh Giáo viên Nhơn Ái 5 - 2 108 3575 136 34 1285 35 23 1052 40 Trường Long 4 2 - 74 2458 71 17 720 19 - - - Nhơn Nghĩa 6 2 - 120 4228 133 26 1074 37 - - - Nguồn [46, tr2-tr4]
Qua bảng thống kê trên cho thấy tình hình dạy và học trên địa bàn huyện cơ bản là ổn định, đáp ứng được phần lớn nhu cầu học tập của con em nhân dân địa phương, chính quyền địa phương phối họp với ngành chức năng từng bước kiên cố hóa trường học, xóa dần phòng học ca 3, giảm phòng học tre lá. Tuy nhiên vẫn còn một số mặt hạn trong giáo dục như công tác phổ cập giáo dục tiểu học và phong trào
xóa mù chữ thực hiện chậm phải đến năm 2000 các xã Nhơn Nghĩa, Trường Long, Giai Xuân mới hoàn thành phổ cập cấp I theo chương trình hành động quốc gia.
Từ năm 2001 -2003, ngành giáo dục trên địa bàn huyện được củng cố và phát triển thêm với sự ra đời của bậc học Mầm non, số trường ở các cấp học cũng gia tăng, cơ sở vật chất như trường lớp được kiên cố hóa, phòng học khang trang hơn, các lớp học bằng tre lá được xóa bỏ, chấm dứt tình trạng lớp học 3 ca. Ở bậc học Mầm non huyện có 2 trường với số phòng học là 22 vào năm 2001, sau đó tăng lên 32 vào năm 2003, bậc học Mẫu giáo là 5 trường trên 6 xã, với số phòng học đạt 62 phòng, và có trên 40 giáo viên phục trách với số lượng học sinh trên 1000 em mỗi năm học.
Bảng 3.2. Thống kê tình hình giáo dục trên địa bàn huyện năm 2001-2004:
Toàn
huyện TS trường Tiểu học THCS THPT
Tiểu học TH CS
TH
PT Lớp Học sinh Giáo viên Lớp Học sinh Giáo viên Lớp Học sinh Giáo viên 2001- 2002 21 5 2 207 - 353 150 185 83 - 125 2003- 2004 21 5 2 215 8189 358 150 6196 194 83 1767 127 Nguồn [35, tr108 -tr 109] ♦ Truyền thông
Suốt từ năm 1987 đến 1990, ngành truyền thông huyện từng bước xây dựng, các cơ sở vật chất của ngành truyền thông trên địa bàn huyện được đầu tư, với nhiệm vụ tập trung phổ biến chính sách, chủ trương của Đảng và nhà nước, mở các loại hình văn hóa, văn nghệ để phục vụ nhân dân, tiến hành trùng tu các di tích lịch sử trong huyện như mộ cụ Phan Văn Trị, tổ chức tuyên truyền giáo dục thanh niên truyền thống yêu nước tinh thần đấu tranh cách mạng, chống văn hóa đồi trụy, tổ chức thi đấu thể thao, đội bóng rỗ .
Năm 1995, ngành áp dụng nhiều hình thức để tuyên truyền động viên cán bộ nhân dân chấp hành tốt pháp luật, đường lối chủ trưởng của đảng và nhà nước.
Thông tin kịp thời tới nhân dân những vấn đề thời sự.Trong năm 1995, xã Mỹ Khánh đã tuyên truyền được 18 lượt, đưa các thông tin của Đảng và nhà nước tới nông dân nhất là nông dân vùng sâu, xã cũng tổ chức tiếp âm đầy đủ các chương của các đài cấp trên mạng thông tin đến quần chúng, củng cố nâng cao chất lượng truyền thanh cơ sở, đưa báo nhân dân, báo Hậu Giang đến tận xã ấp, giáo dục mọi người phát huy truyền thống tốt dân đẹp dân tộc , bảo vệ và tôn tạo các di tích lịch sử trong huyện. Ngành cũng tăng cường quản lý các loại hình nghệ thuật nhất là tranh ảnh phim truyện, các thuyền văn hóa thông tin do ngành văn hóa huyện quản lý thường tổ chức các chuyến đi về vùng nông thôn sâu vừa trình diễn văn nghệ vừa tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật, chủ trương của nhà nước
Từ năm 2000-2003, với sự đi lên của kinh tế gắn với phát triển ngành du lịch, nghệ thuật đờn ca tài tử, một loại hình nghệ thuật phổ biến ở miền Tây được ngành văn hóa truyền thông quan tâm. Ngành văn hóa ở 6 xã huyện Phong Điền được sự giúp đỡ của ngành văn hóa huyện Châu Thành, sở văn hóa thông tin tỉnh Cần Thơ quy hoạch phong trào đờn ca tài tử tự phát vào các câu lạc bộ tạo điều kiện cho các nghệ nhân có dịp thi thố tài năng.