Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ huyện xem “ phát triển kinh tế là trọng tâm”, tập trung giải quyết “… đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng vật nuôi, gắn phát triển các lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng Đảng, chính quyền đoàn thể trong sạch vững mạnh”.
Với chủ trương đó, nhân dân huyện Phong Điền tích cực hưởng ứng, nhiều nhà vườn tự bỏ vốn đầu tư vào việc làm vườn, gia tăng diện tích trồng cây ăn quả, cải tạo khu vườn thành khu du lịch. Đây được xem là lĩnh vực kinh tế khá mới mẽ nên các cơ sở kinh doanh nhanh chóng gia tăng , vừa tạo công ăn việc làm cho người lao động nông thôn, vừa khích thích lưu thông hàng hóa, tăng nguồn thu nhập cho nông dân và mở ra một ngành nghề mới. Vì thế số cơ sở trong lĩnh vực du lịch – dịch vụ - thương mại mỗi năm đều tăng, trong đó lĩnh vực dịch vụ thương nghiệp chiếm một số lượng lớn, phần lớn thuộc thành phần cá thể.
Bảng 2.23. Thống kê số cơ sở kinh doanh trên địa bàn huyện từ năm 2005-2010:
Nguồn[35, tr85]; [41, tr79]
Với chủ trương chuyển dịch dần cơ cấu kinh tế sang dịch vụ- du lịch- thương mại, đã mở ra một hướng phát triển kinh tế mới của huyện, ngành du lịch và dịch vụ thu hút khá nhiều người tham gia, số cơ sở kinh doanh lĩnh vực ngày một gia tăng cụ thể :
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2010
Tổng số(cơ sở) 1143 1447 3767
Thương mại- dịch vụ(cơ sở) 854 1079 2857
Du lịch(cơ sở) -
Bảng 2.24. Thống kê các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh lĩnh vực du lịch, dịch vụ từ năm 2005-2010:
Tổng số
(cơ sở) Tư nhân ( cơ sở) C(cơ sở) ác thể Hỗn hợp ( cơ sở)
Năm 2005 1143 20 1120 3
Năm 2006 1447 13 1432 2
Năm 2009 3762 20 3742 2
Nguồn [35, tr85]; [40, tr 77]
Tuy nhiên, trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ- du lịch- thương mại vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục đó là: qui mô kinh doanh chưa lớn, còn mang tính nhỏ lẻ, chưa có sự đầu tư của nhà nước, chưa thu hút được sự đầu tư của nước ngoài, phần lớn phát triển còn mang tính địa phương.
Ngành dịch vụ - du lịch phát triển, tạo nên thị trường tiêu thụ, kích thích ngành thương mại trên địa bàn huyện phát triển, tổng mức hàng hóa bán ra và doanh thu dịch vụ theo chiều hướng tăng dần mỗi năm. Năm 2001, đạt doanh thu 139.354 triệu đồng đến năm 2005 doanh thu đạt 470.478 triệu đồng, trong đó doanh thu do thành phần kinh tế cá thể mang lại năm 2001 đạt 170.870 triệu đồng, đến năm 2005 đạt 256.459 triệu đồng và đến năm 2010 con số doanh thu có phần gia tăng mạnh mẽ, trong đó đóng góp nhiều nhất vẫn là thành phần kinh tế cá thể, với sự phát triển của ngành thương nghiệp – dịch vụ - du lịch, diện mạo kinh tế của một vùng nông thôn đã thay đổi.
Bảng 2.25.Thống kê tình hình mức hàng hóa bán ra và doanh thu của các thành phần kinh tế từ năm 2005-2010:
Đv: triệu đồng
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2010
Tổng số 470.478 603708 1443577
Tp kinh tế cá thể 256.459 320239 591.676
Tp kinh tế tư nhân 209.802 278.954 851.901
Tp kinh tế hỗn họp 3.957 4515 0
Bảng 2.26. Thống kê số người tham gia kinh doanh từ năm 2005-2010:
Đv: người
Nguồn: [35, tr 86]; [40 tr 78] ; [41 tr80]
Qua bảng 2.26 cho thấy, số lượng người tham gia trong lĩnh vực kinh doanh mỗi năm đều gia tăng , tốc độ gia tăng trung bình mỗi năm là 67,3%. Việc gia tăng này đã chứng minh nền kinh tế của huyện đang chuyển mình. Trước năm 1986 thành phần kinh tế quốc doanh tập thể đóng vai trò chủ đạo, hoạt động không mang lại hiệu quả. Sau năm 1986 thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần đã tạo nên sự cạnh tranh trong kinh doanh làm cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, tạo nên mô hình kinh tế mới ở vùng nông thôn nhất là nơi có điều kiện phát triển du lịch đang được nhà nước khuyến khích.
Tuy nhiên từ những thành quả đạt được như trên chính quyền địa phương cũng cần lưu ý một số điểm :
+ Chính quyền cần có nhiều chính sách khuyến khích giới đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho giới đầu tư bên ngoài huyện mạnh dạn đầu tư hơn nữa vào các lĩnh vực tiềm năng của huyện.
+ Cần mở những lớp tập huấn về nghiệp vụ du lịch cho những nhà vườn mở dịch vụ du lịch sinh thái, để ngành này phát triển mang tính bền hơn.
Như vậy nhìn chung ngành kinh tế dịch vụ- du lịch- thương mại phát triển với tốc độ khá nhanh, ngành thương nghiệp giờ đây là cầu nối giữa thành thị với nông thôn, giữa huyện với các vùng lân cận, đóng vai trò lưu thông hàng hóa, kích thích sản xuất phát triển. Có thể nói sau 25 năm đổi mới, từ một lĩnh vực kinh tế trước đây do nhà nước quản lý, được nhà nước đầu tư nhưng không mang hiệu quả.
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2010
Tổng số 2094 3914 9149
Thương mại- dịch vụ 1356 2838 6850 Du lịch
Nay với sự tham gia của các thành phần kinh tế, họ đã giúp cho lĩnh vực này khởi sắc, ngoài việc phục vụ cho nhu cầu ở địa phương, trong nước ngành du lịch còn phục vụ cho khách du lịch nước ngoài, góp phần làm đa dạng các ngành kinh tế của địa phương .
2.2.2.4. Giao thông
Để nhanh chóng đưa huyện phát triển, công tác đầu tư cơ sở hạ tầng được chính quyền và các ngành chức năng quan tâm. Tính từ năm 2004, huyện có 31.800m đường bê tong trải nhựa và xây 125 cầu bê tông và cầu ván phục vụ cho việc đi lại trong nhân dân, ngoài ra ngành giao thông cho mở tuyến đường xe bus từ cần thơ về Phong Điền để phục vụ nhân dân, theo ước tính doanh thu trong lĩnh vực giao thông từ năm 2004 như sau:
Bảng 2.27. Thống kê tình hình doanh thu đường thủy bộ ở huyện năm 2004-2009:
Đv: triệu đồng
Năm Tổng số Đường bộ Đường thủy
2004 34.250 25.700 8.550 2005 29.673 26.548 3.125 2009 44.872 40.829 4.043 Nguồn[35, tr85]; [40, tr 89] 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 45000 2004 2005 2009 tổng số Đg Bộ Đg Thủy
Qua bảng 2.27 cho thấy giao thông đường bộ trên địa bàn huyện phát triển nhanh hơn đường thủy. Đây là sự thay đổi lớn đối với vùng nông thôn sông nước miền Tây. Vì trước đây phải dựa vào giao thông đường thủy để vận chuyển hàng hóa và đi lại.
Để hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn huyện, từ năm 2005 đến năm 2010 huyện đã đầu tư xây dựng 73 cây cầu nông thôn, giá trị đầu tư là 12,15 tỷ đồng, trải nhựa là 208,5 km với giá trị đầu tư là 155,5 tỷ đồng, nạo vét kinh mương thủy lợi tổng chiều dài là 272.706m, khối lượng thực hiện là 1.53.671m3 tổng kinh phí đầu tư là 16,509 tỷ đồng. Hiểu được ý nghĩa thiết thực của các công trình thủy lợi, thực hiện phương châm “ nhà nước và nhân dân cùng làm”, nhân dân hiến đất hoa màu, kè mé, đắp đập, bơm cát với tổng chiều dài tương đương là 226km, ước giá trị là 97,9 tỷ đồng. Hệ thống giao thông được đầu tư xây dựng đã góp phần tạo điều kiện cho ngành du lịch và ngành kinh doanh vận tải phát triển. Theo ước tính năm 2005, có 240 cơ sở và chủ phương tiện kinh doanh đến năm 2010 con số này tăng lên 822 cơ sở, số lao động trong lĩnh vực này cũng gia tăng từ 256 người vào năm 2005, lên 884 người vào năm 2009 góp phần giải quyết công ăn việc làm trên địa bàn huyện [69, tr2]
Như vậy từ năm 2004 đến 2010 hệ thống giao thông và thủy lợi trên địa bàn huyện được các cơ quan chức quan tâm đầu tư, cải tạo, thực hiện chủ trương nhà nước và nhân dân cùng làm, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện từng bước hoàn thiện, tạo điều kiện cho giao thông ở các xã, ấp trên địa bàn huyện được thông suốt ( đặc biệt là đường bộ). Đến nay (2010) hệ thống giao thông trên địa bàn huyện về cơ bản đã hoàn chỉnh, các ấp, các xã đề có đường giao bê tông nối liền, liên thông với nhau phục vụ cho việc phát triển kinh tế của huyện.
Trải qua 25 năm đổi mới và xây dựng, với phương châm “ nhà nước và nhân dân cùng làm”, bộ mặt giao thông xưa kia của một nông thôn nay đã hoàn toàn thay đổi với hệ thống giao thông đường bộ huyện nối liền với thành phố, ấp, xã nối liền với huyện, đường đất được thay thế bằng đường xi măng, cầu ván thay thế bằng cầu
bê tông tạo điều kiện thuận cho bà con đi cũng như việc vận chuyển hàng hóa từ nông thôn ra thành thị và ngược lại từ thành thị về nông thôn, giúp việc đổi hàng hóa thành thị và nông thôn dễ dàng, đây cũng chính là điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế hàng hóa phát triển.
2.2.2.5. Tài chính
Nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế, khắc phục tình trạng thiếu vốn kinh doanh, hạn chế việc cho vay nặng lãi của “ chợ đen”. Năm 2008, tổng số tiền ngân hàng cho vay là 32.832 triệu đồng sang năm 2009 tổng số tiền cho vay là 282.519 triệu đồng đối tượng cho vay chủ yếu là các thành phần kinh tế ở địa phương kinh doanh trong các lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp, xây dựng, dịch vụ, việc cho vay này nhằm mục đích tạo điều kiện cho cho các thành phần kinh tế trong huyện có nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế huyện, năm 2008 tổng số thu nợ của ngân hàng trên địa bàn là 4.382 triệu đồng, năm 2009 là 231.791 triệu đồng.
Ngoài ra ngân hàng còn kết hợp với chính quyền địa phương giải quyết cho các hộ nghèo vay vốn để sản xuất, tạo điều kiện cho các hộ nghèo tự vươn lên.