2.2.2.1. Nông nghiệp, chăn nuôi
♦ Nông nghiệp
Tổng số diện tích đất của toàn huyện đến năm 2004 gồm trồng lúa và hoa màu là 11.654 ha,trong đó đất trồng lúa là 11.449 ha, sản lượng đạt 50.767 tấn, đất trồng hoa màu là 205 ha, sản lượng đạt 868 tấn. Như vậy từ năm 2001 trở đi trong nông nghiệp bắt đầu có sự chuyển hướng, cây lúa không còn được coi là “độc tôn” trong canh tác, việc một số đất canh tác chuyển sang trồng màu, cây ăn trái, phản ánh sản xuất nông nghiệp gắn liền với hoạt động cơ chế thị trường, phục vụ cho nhu cầu thị trường, đây là một hướng đi tích cực nông nghiệp. Tuy nhiên hoạt động theo cơ chế thị trường, người nông dân gặp không ít rủi ro đó là thường rơi vào tình trạng cung vượt cầu dẫn đến nông sản bị rớt giá.
Bảng 2.11. Thống kê tình hình trồng lúa và màu ở huyện năm 2004-2010: Tổng số DT (ha) Lúa (ha) Màu (ha) Tổng sản lượng (tấn) (Lúa tấn) Màu (tấn) 2004 11.654 11.449 205 51.635 50.767 868 2005 11.472 11.170 302 53.852 52.410 1.442 2009 10.928 10.547 381 53.116 51.254 1.912 2010 11.181 10.842 339 55.776 54.045 1.731
Trong đó diện tích trồng lúa vụ mùa
Lúa Đông xuân Năm 2005 2007 2010
DT(ha) 4044 3930 3796
Năng suất (tạ) 63,76 60,50 67,22
Sản lượng (tấn) 25785 23.777 25.515
Lúa hè thu Năm 2005 2007 2010
DT (ha) 3376 3120 3542
Năng suất (tạ) 36,34 37,15 42,69
Sản lượng (tấn) 12268 11591 15120
Lúa thu đông Năm 2005 2007 2010
DT (ha) 3750 3013 3504
Năng suất (tạ) 38,29 37,60 38,27
Sản lượng (tấn) 14357 11330 13410
Nguồn [37, tr 43-62]; [ 41, tr 44-48]
Từ năm 2005 đến 2010 diện tích trồng lúa và hoa màu có phần giảm đi; nguyên nhân là do quá trình chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, một số diện tích đất canh tác từ lúa chuyển sang trồng màu và một số cây khác cho thu nhập cao hơn, một nguyên nhân khác nữa là do đô thị hóa một số diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng, làm ảnh hưởng đến diện tích gieo trồng, tuy nhiên sản lượng lương thực đặc biệt là sản lượng lúa giảm không đáng kể, không ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng thu hoạch trên địa bàn huyện. Đối với hoa màu diện tích canh tác được mở rộng, sản lượng và năng suất gia tăng đáng kể, điều này cho thấy các chính sách chủ trương, đường lối phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước đã phát huy tính hiệu quả như chủ trương giao khoán đất cho nông dân, phát triển nông nghiệp kết hợp với phát triển chăn nuôi, chuyển đổi cây trồng…. Ngoài
ra thành tựu đạt được này còn nhờ vào các yếu tố khác như: tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật, kết hợp chọn giống tốt làm thủy lợi nội đồng đã giúp nông nghiệp phát triển ổn định, đảm bảo vấn đề an ninh lương thực trong nước, đưa nước ta trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo đứng hàng đầu thế giới.
Đối với hoa màu: để đa dạng hóa cây trồng vật nuôi ngoài cây lúa, hoa màu, người nông dân còn gieo trồng canh tác thêm một số cây lương thực khác như ngô, khoai làm phong phú thêm mặt hàng nông sản cung cấp và phục vụ cho thị trường
Bảng 2.12. Thống kê diện tích trồng bắp và các loại cây có chất bột củ năm 2005- 2010 : Năm DT bắp (ha) DT cây bột củ Sản lượng bắp ( tấn ) Sản lượng cây bột củ 2005 302 - 1442 - 2006 313 - 1498 - 2010 339 - 1731 - Nguồn [ 35, tr 46]; [41, tr 41- 42]
Bảng 2.13.Diện tích trồng rau đậu các loại năm 2005-2010:
Năm DT rau (ha) Sản lượng rau (tấn) DT trồng đậu (ha) Sản lượng đậu(tấn) 2005 685 7850 139 211 2006 642 6696 111 198 2010 1011 9729 84 (đậu Xanh) 133 Nguồn[ 35, tr 47]; [ 41 tr 42]
Qua bảng thống kê trên, diện tích trồng rau, đậu và củ từ năm 2001 đến năm 2010 không ngừng gia tăng, do nhu cầu tiêu thụ của thị trường gia tăng, mang lại lợi nhuận cao, ngược lại diện tích canh tác các loại cây như bắp, cây có chất bột gia
tăng không đáng kể, các sản phẩm này phần lớn là phục vụ cho nhu cầu địa phương và những vùng phụ cận của huyện.
Ngoài cây lúa và hoa màu, nông dân còn canh tác thêm một số loại cây công nghiệp ngắn ngày như đậu nành, mè….nhưng chiếm diện tích canh tác khá khiêm tốn.
Bảng 2.14.Diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm 2005-2010:
Năm DT đậu nành ( ha) Sản lượng (ha) DT mè (ha) Sản lượng cây mè (ha) Năm 2005 57 97 25 20 Năm 2006 61 103 25 20 Năm 2010 16 26 36 31 Nguồn [35, tr 47]; nguồn [41, tr42]
Đối với cây công nghiệp lâu năm đây không phải là thế mạnh của huyện vì thế, diện tích canh tác và sản lượng chỉ chiếm một số lượng nhỏ, loại cây trồng không đa dạng chủ yếu là cây dừa, những năm gần đây diện tích và sản lượng của cây dừa có phần suy giảm do giá trị kinh tế không cao. Tuy nhiên, đây không phải là cây chủ lực để canh tác của ngành nông nghiệp, nên không ảnh nhiều đến thu nhập của người nông dân.
Cây ăn quả: ngoài cây lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, huyện Phong Điền còn có một thế mạnh nữa là trồng các loại cây ăn quả như cam, quít, bưởi và gần đây còn có dâu Hạ Châu đây được xem là trái cây đặc sản của huyện. Việc phát triển diện tích trồngcây ăn quả là nằm trong chiến lược phát triển kinh tế của huyện theo hướng đi mới, kết hợp nông nghiệp với du lịch sinh thái, phát huy thế mạnh tiềm năng của huyện, chuyển dịch dần cơ cấu kinh tế của huyện từ vùng thuần nông sang một hướng đi mới đó là: kết hợp phát triển nông nghiệp với phát triển thủ công ngiệp-công nghiệp và dịch vụ du lịch và thương mại.
Bảng 2.15. Thống kê diện tích trồng cây ăn quả năm 2005-2010:
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2010
Tổng DT cây ăn quả (ha) - 5438 5440 4080 Diện tích cây ăn quả (ha) Cam,chanh, quít 3980 3990 1917 Chuối 354 360 254 xoài 375 380 372 Nhãn, chôm chôm, vãi 196 180 303 Bưởi 278 280 172
Cây ăn quả khác 255 250 1062
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2010 Tổng sản lượng cây ăn quả (tấn) 49.466 49.784 28.532 Sản lượng (tấn) Cam,chanh, quít 3980 39898 19251 Chuối 3726 3725 2645 xoài 1260 1508 1122 Nhãn, chôm chôm 810 805 1252 Bưởi 2300 2320 1721
Cây ăn quả khác 1540 1528 2541
Nguồn [ 35, tr49]; [41, tr50]
Dựa vào bảng thống kê trên, cho thấy một số diện tích canh tác cây ăn quả không ngừng tăng hàng năm, từ năm 2000 đến năm 2004 các phương pháp kỹ thuật canh tác mới được nhà vườn áp dụng, đa dạng hóa cây trồng, cải thiện vườn tạp, nhờ đó nhiều nhà vườn thu nhập đạt từ 50 đến 70 triệu đồng/ha, việc làm vườn kết họp với du lịch sinh thái được xem là hướng phát triển mới được chính quyền địa phương quan tâm khuyến khích. Diện tích trồng cây ăn quả và sản lượng gia tăng đặc biệt là các loại trái được xem là đặc sản của huyện như cam, bưởi, dâu Hạ Châu…Từ năm 2005 đến năm 2010 diện tích trồng cây ăn quả và sản lượng thu được có phần giảm đi. Nguyên nhân do dịch bệnh và tình trạng cung vượt quá cầu sau một thời sản xuất chạy theo nhu cầu thị trường của người nông dân. Vì thế
muốn phát triển bền vững, chính quyền và các ngành có chức năng cần phải hướng dẫn, hay thông tin khuyến cáo kịp thời cho nông dân, đây là trách nhiệm quan trọng của ngành khuyến nông, cần phải phát huy vai trò quan trọng này trong tương lai.
♦ Chăn nuôi
Để tận dụng diện tích sân vườn và tăng thêm thu nhập, người nông dân kết hợp thêm chăn nuôi để phát triển kinh tế gia đình, là vùng nông nghiệp nên huyện có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản
Bảng 2.16. Thống kê đàn gia súc của huyện năm 2005-2010:
2005 2006 2010 Đàn trâu (con) 2 7 9 Trâu cày(con) 2 7 9 Đàn bò(con) 347 (186 bò sind) 431 324 Đàn heo(con) 12708 17064 8842 Heo thịt(con) 14314 7852 Đàn gia cầm(con) 89070 89210 177900 Sản lượng trứng ( 1000 quả) 3695 7312 3051 Nguồn[ 35, tr50]; [ 41, tr51]
Qua bảng 2.16 cho thấy, thế mạnh trong ngành chăn nuôi của huyện là phát triển đàn gia súc chủ yếu là lợn, gia cầm và nuôi trồng thủy sản nhờ đó vừa tận dụng đất đai trống, tạo nhiều mặt hàng nông sản đáp ứng cho thị trường, tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân. Riêng đàn trâu và đàn bò của huyện không phát triển, nguyên nhân là trong phát triển nông nghiệp chủ trương chung của Đảng và nhà nước ta là từng bước cơ giới hóa trong nông nghiệp, vì vậy việc sử dụng sức kéo trâu bò trong sản xuất nông nghiệp có phần giảm đi nhiều vì thế số lượng đàn trâu, bò không có bước cải tiến về số lượng. Tuy nhiên việc nuôi bò lấy thịt bắt đầu được người chăn nuôi quan tâm và đầu tư. Riêng đàn heo và đàn gia cầm gia tăng nhanh chóng về số lượng, tạo bước đi vững chắc cho ngành chăn nuôi của huyện. Giờ đây ngành chăn nuôi trở thành nhà cung cấp sản phẩm thị trường tiêu dùng nội thành. Tuy nhiên gần đây người chăn nuôi gặp không ít những khó khăn như: dịch
bệnh ở đàn gia súc, gia cầm xảy ra buộc nhà chăn nuôi phải tiêu hủy cả đàn gia súc, gia cầm gây thiệt hại về vốn đầu tư sản xuất. Mặc dù thế hàng năm ngành chăn nuôi vẫn là ngành mang lại giá trị sản xuất quan trọng đối với huyện.
Về nuôi trồng thủy sản, những năm gần đây ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện có nét chuyển biến tích cực nhờ chính sách mở rộng kinh tế đối ngoại của nhà nước. Diện tích nuôi trồng mỗi năm đều gia tăng, trong đó nuôi cá chiếm diện tích khá lớn, ngành nuôi trồng thủy sản trở thành nhà cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến vừa phục vụ cho nhu cầu thị trường trong nước vừa phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu.
Bảng 2.17. Thống kê diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2005-2010:
2005 2006 2010
Tổng DT nuôi trồng và khai thác (ha) 278 308,5 519 Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác (tấn) 2344,2 3726 6789
Sản lượng cá nuôi (tấn) 1873 3103 6274
Sản lượng của tôm nuôi (tấn) 1,2 6 2
Nguồn [ 35, tr63]; [41, tr59]
Như vậy, nhìn chung trên lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt từ khi tách huyện cho đến năm 2010 đã có những thay đổi đáng kể. Qua đó, cho thấy được tính đúng đắn của đường lối phát triển kinh tế của Đảng, nhà nước cũng như của chính quyền địa phương theo định hướng chung lấy nông nghiệp làm chủ đạo, làm nền tảng để phát triển các ngành kinh tế khác. Ngoài việc trở thành nhà cung cấp nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến, ngành nuôi trồng thủy sản phát triển cũng góp phần tạo ra giá trị kinh tế đáng kể cho kinh tế huyện.
Bảng 2.18. Thống kê giá trị kinh tế trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản năm 2005-2010: Năm Diện tích (ha) Sẩn lượng (tấn) Nuôi trồng và đánh bắt
Giá trị sản xuất (giá cố định) nuôi trồng và đánh bắt Giá trị sản xuất(giá hiện hành) nuôi trồng và đánh bắt 2004 213,8 1.792,8 15.516 triệu đồng 24.676 triệu đồng 2005 286 ha 2.144,2 21.123 triệu đồng 26.434 triều đồng 2009 315 ha 6.789 60747 triệu đồng 103.209 triệu đồng 2010 519 ha 7.884 tấn 68.650 triệu đồng 126.858 triệu đồng Nguồn[ 41, tr57-58] 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 2004 2005 2009 2010
giá trị SX cố định
giá trị SX hiện hành
Tuy nhiên sản xuất ngành nuôi trồng thủy sản vẫn có những mặt hạn chế đó là sản xuất mang tính nhỏ lẻ phần lớn là do thành phần kinh tế cá thể chiếm lĩnh nên dễ dẫn đến tình trạng tự phát và phát triển không đồng bộ, không bền vững. Mặt khác các cơ quan chức năng cần phải quan tâm là cần có biện pháp bảo đảm nguồn thủy sản trong tự nhiên, tránh khaithác một cách quá mức dễ dẫn đến việc cạn kiệt nguồn thủy sản và thậm trí có thể làm tuyệt chủng một số loài thủy sản.
Sự phát triển ngành nghề nông nghiệp đã thu hút khá đông lực lượng lao động của huyện, góp phần giải quyết công ăn việc làm. Nhưng từ năm 2005 -2010 lực lượng lao động trong sản xuất nông nghiệp có sự chuyển dịch sang một số ngành kinh tế khác. Nguyên nhân là do chủ trương “chuyển dịch dần kinh tế nông nghiệp sang phát triển lĩnh vực thương mại- dịch vụ- du lịch” mà huyện đề ra trong Đại hội đảng bộ huyện lần thứ IX. Nên năm 2005 lực lượng lao động trong nông nghiệp có tới 42.621, đến năm 2010 số người lao động trong nông nghiệp giảm đi chỉ còn 39.576 người .Qua đây cho thấy có sự chuyển dịch cơ cấu lực lượng lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang một số lĩnh khác như thương mại, dịch vụ. Đây là một sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng phát triển nông nghiệp, gia tăng tỷ trọng các ngành thương nghiệp - dịch vụ -du lịch và công nghiệp [ 41, tr 62].
Nếu tính từ năm 2000 đến năm 2009 tổng giá trị sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi trên địa bàn huyện đạt được những con số đáng khích lệ cho người nông dân:
+ Năm 2000 đạt 206.855 triệu đồng ( tính theo giá hiện hành) + Năm 2004 đạt 303.269 triệu đồng (tính theo giá hiện hành) + Năm 2005 đạt 335.802 triệu đồng (tính theo giá hiện hành) + Năm 2009 đạt 546.623 triệu đồng (tính theo giá hiện hành) [41, tr.36]
Như thế, từ sau giải phóng cho đến lúc trở thành huyện Phong Điền, xuyên suốt khoảng thời gian đó chính quyền địa phương và Đảng Bộ huyện đã xác định nền kinh tế mũi nhọn của huyện là nông nghiệp, là đòn bẩy để phát triển kinh tế của huyện. Qua từng thời kỳ Đảng bộ và chính quyền địa phương đã vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới kinh tế của Đảng, tùy vào tình hình, điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế và khả năng của huyện lấy nông nghiệp làm trọng tâm kết hợp với một số
ngành nghề truyền thống ở địa phương, những ngành nghề mà điều kiện tự nhiên của huyện cho phép để triển kinh tế, vì thế, sự phát triển kinh tế của huyện vừa có nét chung nhưng đồng thời cũng có nét riêng, mang tính đặc thù của địa phương.
Sau 25 năm, tình hình kinh tế ở huyện (từ Châu Thành cho đến thành lập huyện Phong Điền) từ một vùng thuần nông chỉ trồng lúa và cây ăn quả đã có sự chuyển biến cơ cấu kinh tế. Bằng các chủ trương, đường lối phát triển kinh tế đúng đắn của Đảng và nhà nước, nhân dân huyện Phong Điền dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện và chính quyền đã xây dựng nền kinh tế huyện phát triển theo hướng đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, tạo nên bước đột phá mới trong sản xuất nông nghiệp, đưa nông nghiệp thành đòn bẩy để phát triển các ngành kinh tế khác, đánh thức các tiềm năng vốn có của một vùng nông thôn. Thể hiện tính năng động của người nông dân trong thời kỳ kinh tế hội nhập , tiến tới xây dựng một nền nông nghiệp phát triển theo hướng cơ giới hóa hiện đại hóa, gắn sản xuất với việc phục vụ nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.