Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa

Một phần của tài liệu chuyển biến kinh tế xã hội huyện phong điền ( thành phố cần thơ) trong thời kỳ đổi mới giai đoạn 1986 – 2010 (Trang 85 - 87)

Năm 1986- 1988 theo tinh thần đại hội Đảng bộ lần thứ IV, huyện phải tập trung chỉ đạo toàn diện cuộc vận động xây nếp sống văn hóa mới, gia đình văn hóa mới, mỗi gia đình đảng viên đoàn viên, là một gia đình văn hóa mới.[64, tr22]. Trên cơ sở chủ trương đúng đắn đó, trên địa bàn huyện một số xã đã có những gia đình đạt gia đình văn hóa mới, ấp văn hóa mới cụ thể:

Bảng 3.3.Thống kê số gia đình văn hóa mới và ấp văn hóa mới từ năm 1995-1997:

Gia đình văn hóa

mới Ấp văn hóa mới

1995 1996 1997 1995 1996 1997 Nhơn Ái 1020 3488 3670 4 Trường Long 705 2253 2600 4 4 Nhơn Nghĩa 1000 3861 4260 - - Giai Xuân 2510 Nguồn[46, tr6]

Từ năm 1991-1995, chính quyền địa phương triển khai chỉ thị 200 của thủ tướng chính phủ và kế hoạch của UBND tỉnh. Ngành y tế phối hợp với ngành truyền thông vận động bà con giữ gìn vệ sinh chung, sử dụng nước sạch, tự giác tháo dỡ chuồng trại, cầu tiêu trên sông. Huyện đầu tư kinh phí xây dựng nhà vệ sinh công cộng các xã có chợ và dân cư đông đúc. Từ năm 1995-2000 công tác bảo vệ môi trường, nguồn nước được chính quyền địa phương quan tâm, trạm cấp nước tập trung được xây dựng, nâng cao số hộ sử dụng nước sạch, giảm tỷ lệ mắc các bệnh về đường ruột. Ngoài ra huyện còn tiếp nhận sự tài trợ của tổ chức UNIC, nhờ đó việc sử dụng nước sạch trong ăn uống được nhân dân ý thức hơn. Ở xã Nhơn Ái, Trường Long, Nhơn Nghĩa có tổng số giếng nước sạch được người dân sử dụng là 1299 giếng trong đó 272 giếng do UNIC tài trợ [46, tr6], xã Giai Xuân khoan 225 cây nước cho nhân dân sử dụng. Đến năm 2002 xã Giai Xuân có 3 giếng tập thể và 238 giếng cá nhân, giúp sử dụng nguồn nước sạch, giảm bớt các bệnh về đường ruột, nâng cao ý thức giữ gìn sức khỏe trong cộng đồng, kết hợp với truyền thông

vận động người dân bỏ dần thói quen sử dụng nước sông không an toàn cho sức khỏe, nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên nước.

3.2.2. Thời kỳ 2004- 2010

3.2.2.1. Thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình

Năm 2004, công tác kế hoạch hóa gia đình được triển khai trên địa bàn huyện Phong Điền, với nhiệm vụ hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trên địa bàn huyện. Năm 2005, tỷ lệ sinh trên địa bàn huyện chỉ còn 1,063%, và có 40/52 ấp không có người sinh con thứ 3, chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình thực hiện tốt góp phần hạ thấp tỷ lệ sinh, có 5/7 xã và thị trấn không có con thứ 3, năm 2010 tỷ lệ sinh dân số tự nhiên còn 0,96%.[ 69, tr4]

Có thể nói, chủ trương hạ tỷ lệ gia tăng dân số là một chính sách được Đảng và nhà nước ta quan tâm. Mục tiêu hạ tỷ lệ tăng dân số nhằm giảm bớt áp lực nguồn ngân sách đầu tư cơ sở hạ tầng, tập trung nguồn ngân sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân, đảm bảo sức khỏe cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ ở gia đình, vì thế đi đôi với việc đổi mới phát triển kinh tế cũng cần có những biện pháp hạn chế tốc độ gia tăng dân số, tạo điều kiện thuận lợi kinh tế phát triển, nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân lao động nhất là nông dân ở vùng nông thôn sâu.

3.2.2.2. Giải quyết việc làm, thu nhập đời sống

Vấn đề đào tạo tay nghề và giải quyết công ăn việc làm cho thanh niên là vấn đề được chính quyền địa phương quan tâm. Với mục tiêu phấn đấu hạ tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn huyện, chính quyền đã phối hợp với các cơ quan, ban ngành đoàn thể thực hiện nhiều biện pháp như mở lớp dạy nghề, cho vay vốn sản xuất kinh doanh, phối họp với cơ quan chức năng xuất khẩu lao động, nhờ vào các giải pháp trên tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn huyện có sự chuyển biến tích cực. Tỷ lệ thất nghiệp từ 9% năm 2000 giảm xuống còn 4,58% vào năm 2004, tỷ lệ hộ nghèo từ 3,81% năm 2003 xuống chỉ còn 1,98% của năm 2004, giải quyết việc làm cho 4.549 người, xuất khẩu lao động 80 người, tính đến năm 2004 tổng số hộ vượt nghèo là

434, tổng số hộ hiện nay còn nghèo là 381 hộ. Tuy nhiên tình trạng thiếu việc làm vẫn diễn ra khá phổ biến ở vùng nông thôn, hiện tượng gả con cho người nước ngoài nhằm mục đích thu lợi diễn ra trong cộng đồng dân cư, chính quyền chưa có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu. [68, tr6]

Từ năm 2005 đến 2010, cùng với sự chuyển biến mạnh mẽ của kinh tế, huyện đã giải quyết việc làm cho 34.000 lao động, đào tạo tay nghề trên địa bàn huyện, ngành lao động giải quyết việc làm cho 3.378 lao động, giới thiệu 267 lao động đi làm việc nước ngoài, thực hiện tốt công tác giảm nghèo, hiện tại huyện còn 1.036 hộ nghèo, chiếm 4,29% (hộ nghèo theo chuẩn mới).[ 69, tr4].

Một phần của tài liệu chuyển biến kinh tế xã hội huyện phong điền ( thành phố cần thơ) trong thời kỳ đổi mới giai đoạn 1986 – 2010 (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)