Đo lường ảnh hưởng của các yếu tố động viên đến sự gắn kết tổ chức vì mong
muốn làthành viên của nhà trường của cán bộ giảng viên được thực hiện trên 8 yếu tố động viên bao gồm: Điều kiện môi trường làm việc;Được công nhận đầy đủ công việc
đã làm; Công việc ổn định;Đào tạo và phát triển nghề nghiệp; Lương và chế độ phúc lợi;Sự tự chủ trong công việc; Mối quan hệ với đồng nghiệp và Phong cách lãnh đạo và 1yếu tố sự gắn kết tổ chức vì Mong muốn là thành viên của nhà trường. Qua quá trình kiểm định mô hình và các giả thuyết cho thấy 6 yếu tố: Đào tạo và phát triển nghề nghiệp; Phong cách lãnh đạo;Lương và chế độ phúc lợi; Công việc ổn định;Mối quan hệ với đồng nghiệp và Điều kiện môi trường làm việc đều tác động có ý nghĩa
lên Mong muốn là thành viên của nhà trường. Các yếu tố này càng tăng thì mức độ gắn kếtvì mong muốn là thành viên của nhà trường cũng tăng, trong đó tác động mạnh nhất lên gắn kếttổ chức vì Mong muốn là thành viên của nhà trường là yếu tố Lương và chế độ phúc lợi. Điều này phù hợp thực tế khi đi làm, cán bộ giảng viên luôn mong
muốn được đáp ứng những nhu cầu về lương và phúc lợi.Kế tiếp sau yếu tố Lương và
chế độ phúc lợi cán bộ giảng viên quan tâm là Điều kiện môi trường làm việc. Một môi trường làm việc có cơ sở vật chất đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu trong công
việc giảng dạy của cán bộ giảng viên. Tiếp đến, cán bộ giảng viênquan tâm tới yếu tố Mối quan hệ với đồng nghiệp. Một tổ chức có các thành viên làm việc vui vẻ, thân thiện, cùng giúp đỡ nhau và cùng nhau thi đua phát triển. Sau đó là yếu tố Công việc ổn định; Đào tạo và phát triển nghề nghiệp và cuối cùng là Phong cách lãnh đạo.
Ngoài ra đối với các biến CN3, TC1, TC2, TC3 và LD5 thì với dữ liệu thu thập để phân tích hiện tại chưa đủ cơ sở để chứng minh mối quan hệ tuyến tính trong mô hình hồi quy tuyến tính. Song, điều này không có ý nghĩa là các biến TC1,TC2, TC3
của yếu tố Sự tự chủ trong công việc, biến CN3 của yếu tố Được công nhận đầy đủ công việc đã làm và biến LD5 của yếu tố Phong cách lãnh đạo không có ảnh hưởng đến mức độ gắn kếtvì mong muốn là thành viên của nhà trường của cán bộ giảng hoặc
các yếu tố này không quan trọng mà chỉ đơn giản là do dữ liệu thu thập này chưa đủ chứng minh mối tương quan tuyến tính giữa các yếu tố độc lập này với yếu tố phụ thuộc. Vì thế, nênđược xem xét và so sánh trong một nghiên cứu khác với nhiều quan sát hơn.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Trong chương này tác giả đã trình bày các nội dung phân tích như sau:
− Kết quả mô tả mẫu, thực hiện đánh giá thang đo thông qua hệ số Cronbach’s
Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, rút ra được 6 nhóm nhân tố, phân tích hồi quy đưa ra được mô hình nghiên cứu.
− Kết quả đánh giá thang đo và phân tích nhân tố cho thấy thang đo động viên cán bộ giảng viênbao gồm 6 yếu tố: đào tạo và phát triển nghề nghiệp, lương và chế độ phúc lợi, phong cách lãnh đạo, điều kiện môi trường làm việc, công việc ổn định, mối quan hệ với đồng nghiệp. Thang đo sự gắn kết với yếu tố mong muốn là thành viên của nhà trường có 4 biến quan sát. Các thang đo này đều đạt độ tin cậy và độ giá trị. Kết quả kiểm định mô hình cho thấy các yếu tốđộng viên đều có tác động đến sự gắn kếtvới yếu tố là mong muốn là thành viêncủa nhà trường.
− Kiểm định T- Test và ANOVA cho thấy không có sự khác biệt về mức độ gắn kếtvới nhà trường theo giới tính, độ tuổi, thời gian công tác, trình độ học vấn và tình
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ