Phân tích nhân tố EFA

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các yếu tố động viên đến sự gắn kết tổ chức của cán bộ giảng viên với trường cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương iii (Trang 56 - 62)

Chi tiết kết quả phân tích nhân tố (EFA) để kiểm địnhgiá trị của2 thang đo các

yếu tố động viên và sự gắn kết tổ chức với mong muốn là thành viên của nhà trường

qua các lần thực hiện ở Phụ lục 7.

4.3.2.1 Thang đo các yếu tố động viên

Sau khi kiểm tra mức độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha thang đo các

được sử dụng để đánh giá mức độ hội tụ của các biến quan sát theo các yếu tố. Sau 4

lần phân tích EFA kết quả như sau:

Lần 1: Tập hợp 27 biến quan sát sau khi được kiểm tra độ tin cậy được đưa vào phân tích nhân tố (EFA). Kết quả như sau:

Bảng 4. 3: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test – Thang đo các yếu tố động viênlần 1

KMO and Bartlett's Test

Hệ số KMO. 0,803 Kiểm định Bartlett Thống kê Chi-Square 5523,468

df 351

Giá trị Sig. 0.000

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu chính thức bằng SPSS 23.0 của tác giả (Phụ lục 7, trang xix)

+ Hệ số KMO là 0,803 > 0,5, thống kê Chi–Square của kiểm định Bartlett's đạt giá trị 5523,468 với mức ý nghĩa Sig.= 0,000 do vậy kết quả này chỉ ra rằng các

biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau.

+ Kết quả phân tích nhân tố cho thấy với tổng phương sai trích đạt được là 80,501% > 50%, điều này thể hiện rằng 7 nhân tố được trích ra này có thể giải thích được 80,501% biến thiên của dữ liệu, đây là kết quả chấp nhận được.

+ Phương pháp trích nhân tố và phép quay Varimax cho phép trích được 7

nhân tố từ 27 biến quan sát với giá trị Eigenvalue là 1,052.

+ Các biến quan sát đều có giá trị hệ số tải nhân tố≥ 0,5

+ Chênh lệch trọng số giữa 2 hệ số tải của một biến quan sát giữa các nhân tố

< 0,3 nên loại 2 biến không đạt là TC1, TC2

Lần 2: Tập hợp 25 biến còn lại sau khi đã loại 2 biến không đạt (TC1, TC2)

Bảng 4. 4: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test – Thang đo các yếu tố động viênlần 2

KMO and Bartlett's Test

Hệ số KMO. 0,829 Kiểm định Bartlett Thống kê Chi-Square 4717,427

df 300

Giá trị Sig. 0,000

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu chính thức bằng SPSS 23.0 của tác giả (Phụ lục 7, trang xxi)

+ Hệ số KMO là 0,829 > 0,5, thống kê Chi–Square của kiểm định Bartlett's đạt giá trị 4717,427 với mức ý nghĩa Sig.= 0,000. Kết quả này chỉ ra rằng các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau.

+ Kết quả phân tích nhân tố cho thấy với phương sai được giải thích là

81,682% > 50%, điều này thể hiện rằng 7 nhân tố được trích ra này có thể giải thích được 81,682% biến thiên của dữ liệu, đây là kết quả chấp nhận được.

+ Phương pháp trích nhân tố và phép quay Varimax cho phép trích được 7

nhân tố từ 25 biến quan sát với giá trị Eigenvalue là 1,037.

+ Các biến quan sát đều có giá trị hệ số tải nhân tố ≥ 0,5

+ Khác biệt hệ số tải của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0,3; trừ các biến có hệ số tải giữa các nhân tố < 0,3 nên loại 1 biến không đạt là LD5.

Lần 3: Tập hợp 24 biến còn lại sau khi đãloại 1biến không đạt (LD5) tiếp tục được đưa vào phân tích nhân tố (EFA). Kết quả thu được lần 3 như sau:

Bảng 4. 5: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test – Thang đo các yếu tố động viênlần 3

KMO and Bartlett's Test

Hệ số KMO. 0,820

Kiểm định Bartlett Thống kê Chi-Square 4428,705

df 276

Giá trị Sig. 0,000

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu chính thức bằng SPSS 23.0 của tác giả (Phụ lục 7, trang xxiii)

+ Hệ số KMO là 0,820 > 0,5, thống kê Chi–Square của kiểm định Bartlett's đạt giá trị 4428,705 với mức ý nghĩa Sig.= 0,000. Kết quả này chỉ ra rằng các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau.

+ Kết quả phân tích nhân tố cho thấy với phương sai được giải thích là

77,772% > 50%, điều này thể hiện rằng 6 nhân tố được trích ra này có thể giải thích được 77,772% biến thiên của dữ liệu, đây là kết quả chấp nhận được.

+ Phương pháp trích nhân tố và phép quay Varimax cho phép trích được 6 nhân tố từ 24biến quan sát với giá trị Eigenvalue là 1,414.

+ Các biến quan sát đều có giá trị hệ số tải nhân tố ≥ 0,5

+ Khác biệt hệ số tải của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0,3.

Lần 4: Tập hợp 23biến còn lại sau khi đã loại 1 biến không đạt (CN3) tiếp tục đượcđưa vào phân tích nhân tố (EFA). Kết quả thu được lần 4 như sau:

Bảng 4. 6: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test – Thang đo các yếu tố động viênlần 4

KMO and Bartlett's Test

Hệ số KMO. 0,825

Kiểm định Bartlett Thống kê Chi-Square 4358,414

df 253

Giá trị Sig. 0,000

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu chính thức bằng SPSS 23.0 của tác giả (Phụ lục 7, trang xxv)

+ Hệ số KMO là 0,825 > 0,5, thống kê Chi–Square của kiểm định Bartlett's đạt giá trị 4358,414 với mức ý nghĩa Sig.= 0,000. Kết quả này chỉ ra rằng các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau.

+ Kết quả phân tích nhân tố cho thấy với phương sai được giải thích là

80,158% > 50%, điều này thể hiện rằng 6 nhân tố được trích ra này có thể giải thích được 80,158% biến thiên của dữ liệu, đây là kết quả chấp nhận được.

+ Phương pháp trích nhân tố và phép quay Varimax cho phép trích được 6 nhân tố từ 23 biến quan sát với giá trị Eigenvalue là 1,393.

Kết quả cho thấy biến quan sát sau khi phân tích nhân tố đã thỏa mãn tất cả các điều kiện.

Bảng 4. 7: Kết quả phân tích nhân tố thang đo các yếu tố động viên

Mã biến Nhân tố Tên nhân tố

1 2 3 4 5 6 DT4 0,917 Đào tạo và phát triển nghề nghiệp DT2 0,916 DT3 0,895 DT1 0,880 LU1 0,909 Lương và chế độ phúc lợi LU3 0,906 LU4 0,903 LU2 0,683 LD1 0,922 Phong cách lãnh đạo LD2 0,891 LD4 0,869 LD3 0,752 CN2 0,810 Công việc ổn định CV1 0,753 CV2 0,720 CV3 0,703 CN1 0,669 DN1 0,916 Mối quan hệ với đồng nghiệp DN2 0,898 DN3 0,886 LV1 0,881 Điều kiện môi trường làm việc LV3 0,824 LV2 0,823 Hệ số Eigenvalues 7,628 3,309 2,327 1,947 1.833 1,393 Phương sai trích % 33,166 47,551 57,666 66,131 74,103 80,158

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu chính thức bằng SPSS 23.0 của tác giả (Phụ lục 7, trang xxvi)

Như vậy, ở bảng 4.7 kết quả phân tích EFA sau 4 lần phân tích thang đo các

yếu tố động viên cán bộ giảng viên cho thấy, các biến quan sát TC1; TC2; LD5; CN3

của yếu tố Sự tự chủ, Được công nhận đầy đủ công việc đã làm và Phong cách lãnh

đạo bị loại bỏ. Các biến quan sát của 5 yếu tố: Đào tạo và phát triển nghề nghiệp;

Phong cách lãnh đạo; Lương và chế độ phúc lợi; Điều kiện môi trường làm việc; Mối quan hệ với đồng nghiệp là giữ nguyên theo mô hình đề xuất ban đầu. Các biến quan sát còn lại của yếu tố Công việc ổn định và Được công nhận đầy đủ các công việc đã làm được hợp nhấtvào 1 yếu tố và được đặt tên là yếu tố Công việc ổn định.

4.3.2.2 Thang đo sự gắn kết tổ chức

Thang đo sự gắn kết tổ chức với yếu tố mong muốn là thành viên của nhà trường bao gồm 4 biến quan sát được đưa vào phân tích nhân tố. Kết quả phân tích EFA như sau:

Bảng 4. 8: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test – Thang đo yếu tố sự gắn kết

KMO and Bartlett's Test

Hệ số KMO. 0,820 Kiểm định Bartlett Thống kê Chi-Square 352,030

df 6

Giá trị Sig. 0,000

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu nghiên cứu chính thức bằng SPSS 23.0 của tác giả (Phụ lục 7, trang xxvii)

+ Kết quả phân tích nhân tố cho thấy sự gắn kết với yếu tố mong muốn là thành viên của nhà trường có hệ số KMO là 0,82 > 0,5, thống kê Chi–Square của kiểm định Bartlett's đạt giá trị 325,030 với mức ý nghĩa Sig.= 0,000. Kết quả này chỉ ra rằng các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau.

+ Phương pháp trích nhân tố và phép quay Varimax đã trích được một nhân tố duy nhất tại Eigenvalue là 2,805 và tổng phương sai trích đạt được là 70,125% > 50% đạt yêu cầu.Nên tất cả các biến được chấp nhận trong thang đo.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các yếu tố động viên đến sự gắn kết tổ chức của cán bộ giảng viên với trường cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương iii (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)