PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các yếu tố động viên đến sự gắn kết tổ chức của cán bộ giảng viên với trường cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương iii (Trang 49 - 51)

Sau khi thu thập, các phiếu khảo sát được xem xét và loại đi những phiếu không đạt yêu cầu. Phiếu khảo sát đạt yêu cầu trong nghiên cứu này phải thỏa điều kiện không bỏ trống biến quan sát trên 2 thang đo động viên và sự gắn kết. Ngoài ra các trường hợp

trả lời cực đoan như cùng 1 mức độ cho các biến quan sát sẽ bị loại. Sau đó, thực hiện mã hóa, nhập liệu, làm sạch dữ liệu và phân tích dữ liệu trên chương trình xử lý dữ liệu SPSS 23.0 theo 5 bước sau:

Bước 1: Kiểm định độ tin cậy của các thang đo

Thang các yếu tô động viên và thang đo sự gắn kết tổ chức của cán bộ giảng viên với nhà trường bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên và tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation) lớn hơn 0,3.

Bước 2: Kiểm định giá trị của các thang đo

Phân tích nhân tố khám phá EFA để xác định lại các yếu tố trong mô hình nghiên

trọng số giữa 2 hệ số tải nhân tố < 0,3 thì biến đó sẽ bị loại bỏ, điểm dừng khi Eigenvalue ≥ 1 và kiểm tra tổng phương sai trích lớn hơn hoặc bằng 50% hay không.

Bước 3: Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

Phân tích hồi quy tuyến tính để biết được mức độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Từ đó, sẽ kiểm tra độ thích hợp của mô hình, xây dựng mô hình hồi quy bội, kiểm định các giả thuyết.Sự chấp nhận và diễn giải các kết quả hồi quy không thể tách rời các giả thuyết nghiên cứu. Do vậy mà trong phân tích hồi quy tác

giả có kiểm định các giả thuyết nghiên cứu của hàm hồi quy, nếu như các giả thuyết đó bị vi phạm thì các kết quả ước lượng các tham số trong hàm hồi quy không đạt được giá trị tin cậy.

Bước 4: Kiểm định giả thuyếtnghiên cứu

Dựa vào kết quả phân tích hồi quy tuyến tính ở bước 3, cụ thể là giá trị Sig. và dấu hệ số hồi quy của từng biến để thực hiện kiểm định các giả thuyết. Khi giá trị Sig.< 0,05 và dấu hệ số hồi quy cùng chiều với dấu trong mô hình nghiên cứu thì chấp nhận giả thuyết.

Bước 5: Kiểm định sự khác biệt về mức độ gắn kết tổ chức vì mức độ mong muốn là thành viên của nhà trường theo các nhân tố chủng học

Trong bước này, tác giả sử dụng kiểm định Independent-samples T-test cho 2

biến giới tính, tình trạng hôn nhânvà kiểm định One-Way ANOVA cho biến độ tuổi,

trình độ học vấn, thời gian công tác để kiểm định sự khác biệt về mức độ gắn kết vì

mong muốn là thành viên của nhà trường.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương này,tác giả trình bày cách thiết kế nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu được thực hiện để đánh giá thangđo các giả thuyếtnghiên cứu và mô hình nghiên cứu.

Chương này, tác giả cũng trình bày kết quả nghiên cứu sơ bộ. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua thảo luận nhóm10 người và ý kiến chuyên gia10 người. Kết quả cho thấy thang đo các yếu tố Động viên được đo lường bởi 8 yếu tố gồm 28 biến

quan sát, thang đo Sự gắn kết tổ chức của cán bộ giảng viên với nhà trường được đo lường bởi 1 yếu tốgồm 4 biến quan sát.

CHƯƠNG 4: KẾT QU NGHIÊN CU

4.1 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC YẾU TỐ ĐỘNG VIÊN NHÂN VIÊN CỦA TRƯỜNG CĐN GTVT TW III

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của các yếu tố động viên đến sự gắn kết tổ chức của cán bộ giảng viên với trường cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương iii (Trang 49 - 51)