III. KHẢO SÁT TRUYỀN THUYẾT PHI BỒNG NGUYÊN SOÁI Ở XÃ LÊ LỢI HUYỆN CHÍ LINH TỈNH HẢI DƢƠNG.
4. Truyền thuyết về việc trợ giúp vua Lê Đại Hành đánh thắng quân Tống xâm lƣợc (thế kỷ X).
Tống xâm lƣợc (thế kỷ X).
Xưa vua Lê Đại Hành tên huý là Hoàn, người Châu Ái, ở ngôi 24 năm. Bấy giờ gió xuân có khí ấm hài hoà, muôn dặm hoa nở đầy đất, muôn cảnh sắc hiện bày khắp trời. Một hôm Lê Đại Hành đại giá tuần du thiên hạ, nhàn nhã trong giang sơn, đi qua nhiều nơi cảnh đẹp của trời Nam, rồi đi qua địa phận thôn Chi Ngại, huyện Phượng Nhãn, phủ Lạng Giang, xứ Kinh Bắc. Nơi đây có mạch núi Côn Sơn từ hướng Bắc chạy tới, thế Huyền Vũ mở ra Kim Trướng, núi này như hình con kỳ lân ngồi cao sừng sững. Trên núi có động, bên trong rộng rãi gọi là động Thanh Hư, bên dưới có suối đá, chảy hoài không cạn, gọi là cầu Thấu Ngọc là thắng cảnh tuyệt vời của nhân gian. Dưới chân núi rộng rãi, “bằng phẳng như trải chiếu”, tả hữu quần sơn bao bọc trùng trùng. Xa hơn trăm dặm có đỉnh núi Yên Phụ sừng sững, triều đối như ở trước mắt. Dưới núi có ao đầm trong sạch tuyệt vời. Hai bên suối chảy vòng qua, chi nhánh khuất khúc chảy ra mười mấy dặm thì nhập vào sông lớn. Lên núi nhìn xa khiến người ta mát mắt khoái lòng, quả là một vùng lâm tuyền tuyệt hảo. Vua cho là danh thắng đẹp nhất trời Nam, bèn dừng xa giá mở yến hội ca vui suốt ba ngày mà muôn dân hoan hỉ. Đêm đó vua ngự lại, mơ màng nhìn lên thấy ánh sáng mầu đỏ đầy chùa. Trên điện kim thân sắc tướng toạ mười mấy vị, bên
trái là Bát Bộ Kim Cương, bên phải là mười vị La Hán, một vị kim thân sắc tướng nói: “Đêm qua Thiên đình tụ hội bách thần nghị định về việc nước Nam dưới hạ giới. Cho phép một thiên tinh giáng trần, để cứu vớt đại nạn ở nhân gian, nhưng xét thấy bảy, tám đời nay ở nước Nam chưa từng có một nhà nào gây nền phúc đức. Nay tại đầu khu đất trang Chi Ngại, Yên Mô, huyện Phượng Nhãn, xứ Kinh Bắc có một hòn đá vuông, như chiếc chiếu lớn, bên ngoài đột khởi lên ba toà khom khom như hình mặc áo gấm. Nơi đây địa thế sơn thuỷ hữu tình, linh chung tú khí. Lời bài ký là hòn đá này, đợi nhà nào không làm điều gì ác thì đầu thai xuất thế”. Thiên đế lập tức sai Hắc Y nhi ở phương Bắc giáng hạ vào hòn đá. Đứa trẻ ấy chỉ đằng vân giá vũ trực giáng. Bấy giờ là giờ Dần ngày 8 tháng 5 âm lịch. Khi mặt trời đã gác núi, trẻ chăn châu thường tụ tập ở chốn này. Hôm nay chúng chợt nghe thấy có tiếng trẻ nhỏ khóc dưới núi bèn gọi nhau đến đó, thấy một hài nhi dáng vẻ khôi ngô, thiên tư đĩnh ngộ, nằm trên chỗ lõm của hòn đá mà khóc vang như tiếng chuông lớn. Bọn trẻ liền lấy nón che phía trên, bế bồng đón về. Bỗng nhiên gió mưa, sấm chớp đùng đùng, cát bay đá cuộn khắp nơi. Đứa trẻ đó hét lên một tiếng rồi vọt thẳng lên trời. Bọn trẻ đều nghe trên không trung có tiếng nói vọng rằng: Ta là Phi Bồng Hạo Thiên Đại Tướng Quân giáng hạ nhưng đã lộ trong cõi trần thế nên lại phụng chiếu về chầu Thượng đế. Bọn trẻ đều kinh hãi, khi trở về nói lại cho mọi người, mọi người tụ họp ở nơi đó thấy hòn đá bị mài mòn khoảng hơn một thước, rất lấy làm kinh ngạc, liền lập miếu phụng thờ.
Cũng trong năm đó quân Tống kéo quân sang xâm lược nước ta, đứng trước đại nạn, vua Lê Đại Hành nhớ về giấc mơ của mình tại trang Chi Ngại, Yên Mô bèn lập đàn cúng tế. Bỗng đất trời thay đổi, mưa gió ập đến, vua cho đó là đã có thần phù trợ, đánh trận nào thắng trận đó, đập tan âm mưu xâm lược và thôn tính nước ta của giặc Tống. Sau khi đất nước đã yên bình, vua tạ lễ tại đền. Sắc phong nguyên tự thần hiệu:
Phong: Phi Bồng Hạo Thiên tối linh Thượng đẳng thần, sắc chỉ ban cho thần tử ở Chi Ngại, Yên Mô, huyện Phượng Nhãn cùng các trang ấp nghênh đón mỹ tự của thần về lập điện thờ tự.