Ảnh hƣởng của tín ngƣỡng, tôn giáo trong việc hình thành truyền thuyết.

Một phần của tài liệu Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái và lễ hội đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi - Chí Linh - Hải Dương (Trang 54 - 59)

II. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA TRUYỀN THUYẾT PHI BỒNG NGUYÊN SOÁI 1 Lƣợc đồ kết cấu truyền thuyết.

4. Ảnh hƣởng của tín ngƣỡng, tôn giáo trong việc hình thành truyền thuyết.

Các nhà Đông phương học trên thế giới thừa nhận một thực tế là ở các nước Đông Á hầu như không có chiến tranh tôn giáo. Các tôn giáo ở Đông Á cũng có những mâu thuẫn nhất định nhưng nó có sự đan cài, hỗ trợ lẫn nhau trong việc tồn tại và tuyên truyền giáo lý của mình. Nho giáo, Đạo giáo là những sản phẩm “nội hoá” của lịch sử Trung Quốc; Phật giáo có quê hương ở

vào đời sống tinh thần của người Trung Hoa, để rồi trở thành một trong ba học thuyết lớn chi phối tâm thức của cư dân toàn khu vực Đông Á, trong đó có Việt Nam. Nó có ảnh hưởng nhất định đến đời sống văn hoá, văn học của nước ta trong một thời gian dài.

Nho giáo dạy tín đồ, có cao vọng và tự định “thiên chức” giáo hoá cho toàn thể mọi người sống hướng vào nhau trong các mối liên hệ, các tính quy định xã hội. Con người mà Nho giáo hướng đến là “con người chức năng” trong “xã hội luân thường” (Trần Đình Hượu). Đó là con người trong tư thế soi vào nhau, cộng thông với nhau. Ngược lại, từ triết thuyết đến thực tế, Đạo gia chỉ chú trọng cái sinh thể, cái bản ngã, đúng hơn, cái tự kỷ. Phái Đạo gia đưa ra hàng loạt chủ trương đối nghịch, những là “Đặt mình ra sau thì mình lên trước, đặt mình ra ngoài thì mình còn”, “Không đề cao người “hiền” khiến dân không tranh giành nhau”, hay “Làm mạnh gân cốt, làm suy ý chí, làm no cái bụng, hoà được với ánh sáng nhưng cũng đồng được với bụi bặm”. Lối sống “pháp tự nhiên, vô vi” của những nhân vật Đạo gia là sản phẩm “xét cho cùng” của một thứ triết học tự nhiên và một phép biện chứng sâu sắc vào bậc nhất của toàn bộ triết học loài người trong thế giới cổ đại. Khi tư tưởng này kết hợp với đạo Phật tạo ra Thiền – một đặc phẩm của Phật giáo Trung Hoa, cho đến ngày nay vẫn lừng danh toàn thế giới và hình như chưa có dấu hiệu hay dự liệu trở thành quá khứ.

Phật giáo lý giải các vấn đề liên quan đến hạnh phúc con người, hướng đến việc tìm kiếm một cứu cánh của thế giới, của nhân loại. Là một tôn giáo, Phật giáo đồng thời cũng là một hệ thống triết học biết lấy con người làm trung tâm để giải quyết mọi vấn đề khác theo thứ tự ưu tiên, có phân biệt.

Trong quá trình phát triển của mình thì ba tôn giáo dần hình thành nên một sự phân công, tuy không được hiển ngôn mạch lạc nhưng lại là một thực tế khách quan rõ nét. Chính sự độc lập tương đối giữa các học thuyết, tôn giáo đối với nhau và đối với các thể chế chính trị mới cho phép ta hình dung những đặc trưng riêng của từng học thuyết, tôn giáo đó, đồng thời cũng khiến

cho chúng có tính tất yếu để tồn tại bên cạnh nhau, vừa ước thúc lẫn nhau, vừa tương tác, hỗ trợ cho nhau.

Trong bản tính của từng cá nhân lẫn bất cứ cộng đồng dân tộc người nào cũng luôn tồn tại một xu hướng quy tâm, tự kỷ. Gần như, trước hết nó là một bản năng tự vệ. Khi ba học thuyết tôn giáo này du nhập vào nước ta thì nó cũng được chắt lọc mang tính quy luật ấy để phù hợp với văn hoá, tín ngưỡng, tâm lý của người Việt Nam.

Khi Phật giáo du nhập vào các nước Đông Á thì chia ra làm hai trường phái: Phái Đại thừa (Cỗ xe lớn, con đường lớn) và phái Tiểu thừa (Cỗ xe nhỏ, con đường nhỏ). Theo tư tưởng của phái Tiểu thừa thì đi tu không nhất thiết cứ phải lên chùa, mà tu ở ngay tâm ta, tu ở mọi nơi. Trường phái này khi lan truyền vào nước ta đã chiếm được cảm tình của đông đảo nhân dân, phù hợp với văn hoá thờ cúng ông bà tổ tiên của dân tộc nên có sức lan toả rất lớn.

Trong đời sống cũng như trong văn học nước ta thì sự ảnh hưởng này mang đậm tính chắt lọc các học thuyết của ba tôn giáo. Văn học dân gian cũng không nằm ngoài quy luật đó, thể loại truyền thuyết cũng có những khúc xạ đáng kể những yếu tố tôn giáo. Đó có thể là nhu cầu cần thiết cho quá trình sáng tác, biết lựa chọn cái hữu ích để phát huy; nhận ra và kịp thời ngăn chặn những độc tố ngoại nhập dẫn đến sự phá hoại chủ thể. Sự ảnh hưởng của ba học thuyết tôn giáo kể trên với nước ta, đó là một di sản tinh thần quan trọng trong đời sống nói chung và văn học nói riêng.

Trong Đạo Phật có nêu: Muốn có trí tuệ sáng suốt để loại bỏ được vô minh, tham dục, giác ngộ được chân lý Phật, chỉ nghĩ đến làm điều thiện để mang đến cho chúng sinh. Vì vậy, trong các truyền thuyết danh nhân, truyền thuyết lịch sử thì các gia đình sinh ra các nhân vật anh hùng làm rạng danh quê hương, đất nước đều là những gia đình có nền phúc đức: Khi Lê Đại Hành nghỉ tại đền Hoá được Ngọc hoàng báo mộng cho phép một thiên tinh giáng trần, để cứu vớt đại hạn ở nhân gian nhưng chưa có nhà nào gây được

thuyết về Nhân thần Chu Phúc Uy thì ông cũng sinh ra trong một gia đình “lương thiện chuyên làm việc phúc đức, tận lực hành nhân”. Truyền thuyết

Sự tích Phi Bồng nhà Lý cũng sinh ra trong một gia đình hiếm muộn và tận lực làm những điều thiện [32/911]… Kết hợp giáo lý của đạo Phật với văn hoá khoan dung của dân tộc đã tạo nên một tư tưởng hướng đến con người, mỗi một thế hệ sinh ra và mất đi không chỉ sống cho riêng mình mà còn sống cho những thế hệ về sau. Con cháu có được hưởng hạnh phúc, vinh danh ngoài nỗ lực của cá nhân cũng là sự thừa hưởng nền phúc đức của những thế hệ đi trước để lại. Đó chính là sự tiếp thu có chọn lọc kết hợp với tín ngưỡng văn hoá tốt đẹp của dân tộc đã xây dựng nên một truyền thống hướng đến cái thiện, nó đã là tài sản vô giá mà bao thế hệ hy sinh, bảo vệ và vun đắp. Đại văn hào Nguyễn Trãi đúc kết và khẳng định chân lý đó của dân tộc:

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn Lấy chí nhân để thay cường bạo

Cùng với các giáo lý của Phật giáo thì Nho giáo lại cho rằng: Thế giới có một lực lượng siêu nhiên chi phối đời sống con người, đó là Trời. Giữa con người và Trời có mối tương thông, tương cảm. Trong mối quan hệ này thì con người phục tùng tuyệt đối sự sắp đặt của Trời. Về chính trị thì Nho giáo khẳng định để có một xã hội ổn định thì phải có hệ thống tôn ti chặt chẽ buộc người này phải phục tùng người kia. Xã hội lý tưởng là mô hình có vua sáng, tôi hiền, mọi người phải phục tùng chức phận của mình. Nho giáo cũng luôn đề cao người quân tử, có học vấn, luôn hướng đến tư tưởng nhập thế để giúp dân, giúp nước… Các thể loại thuộc Văn học dân gian về sau này như truyền thuyết, sử thi, truyện cổ tích khúc xạ tương đối rõ tư tưởng này của Nho giáo. Kết hợp với yếu tố thần kỳ trong thần thoại mà tác giả dân gian trong truyền thuyết đã tưởng tượng ra trên Trời cũng có một bộ máy chính trị giống như dưới trần gian: Có Ngọc hoàng cùng các thiên binh, thiên tướng, có thể nhìn thấu mọi sự việc ở dưới trần gian. Trong Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái thì Thần Phi Bồng là một quan võ trên thiên đình, có thể hô

phong, hoán vũ như trở bàn tay để cứu giúp nhân gian khi hạn hán hay trợ giúp quân dân ta trong công cuộc chống lại kẻ thù xâm lược. Cùng với yếu tố đề cao Trời như là một thế lực toàn năng thì chúng ta cũng bắt gặp trong truyền thuyết một xã hội tôn ti, có vua sáng, tôi hiền. Vua luôn là người biết trọng dụng những con người tài năng, biết phong thưởng kịp thời. Bề tôi thì luôn trung thành một lòng với vua, phục tùng mệnh lệnh của vua và những người trên mình, đề cao đạo đức trong Nho giáo. Khi đã sinh ra trên đời thì luôn hăm hở nhập thế, tinh thần ấy trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết khi đất nước có kẻ thù xâm lược. Truyền thuyết Tháng Gióng, Thánh Gióng sinh ra chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là cứu dân, cứu nước. Truyền thuyết Bà Triệu, Bà Triệu không nghĩ mình làm phận gái quyết “vung lưỡi gươm ba thước chém con cá kình ở bể Đông để cứu dân chúng ra khỏi chỗ chìm đắm”.

Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái ở cả Nhiên thần và Nhân thần đều hăm

hở nhập thế mong muốn làm cho dân giàu, nước mạnh. Tất cả những tư tưởng của Nho giáo được nhân dân ta gạn lọc để đưa nó lên thành một tư tưởng rất Việt Nam, hoà nhập nhưng không hoà tan để giữ được bản sắc, độc lập trên mọi phương diện mà ông cha ta đã dày công vun đắp.

Trong tư tưởng của Đạo giáo thì trái ngược so với Nho giáo nhưng nó thực sự chưa dẫn đến mâu thuẫn gay gắt. Đạo gia chủ trương “Đạo vô vi, nhi vô bất vi” (Đạo không làm gì hoá ra làm tất cả, vô vi có nghĩa là không áp đặt, thuận theo tự nhiên), “Nhân pháp Địa, Địa pháp Thiên, Thiên pháp Đạo, Đạo pháp Tự nhiên” (Người theo phép của Đất, Đất theo phép của Trời, Trời theo phép của Đạo, Đạo theo phép của Tự nhiên). Về đạo đức học thì Đạo gia cho rằng: Hạn chế sự ham muốn, tỏ ra trong trắng, chất phát, ít điều thèm muốn, ít việc riêng tư, dục vọng càng ít thì cuộc sống càng thanh thản. Người tốt là người không đố kỵ, không hư vinh, biết sống thuận theo tự nhiên, mọi người phải biết “tri túc” (biết đủ)… Tất cả những tư tưởng đó mang tính giáo huấn con người nhưng Đạo gia là một tư tưởng có tính biện chứng rất sâu sắc.

Cùng với Phật giáo, Nho giáo thì sự kết hợp với Đạo giáo đã ảnh hưởng đến văn học với nhiều quan điểm tạo nên sự phong phú trong nhận thức. Dân tộc ta trong đời sống cũng như trong văn học cũng không nhất thiết nghiêng hoàn toàn về một giáo lý. Mà biết cộng hưởng những ưu điểm của các giáo lý này: Con người khi sinh ra vẫn nhập thế để vì dân vì nước, hiếu thuận với ông bà, cha mẹ, người trên (Nho giáo), biết từ bi, hỷ xả với đồng loại và vạn vật, nhân nào quả đấy (Phật giáo), biết nhường nhịn, không tranh giành, dừng đúng lúc, tôn trọng và bảo vệ tự nhiên (Đạo giáo). Trong truyền thuyết người đọc bắt gặp một Thánh Gióng vì dân vì nước nhưng cũng không đòi hỏi sự trả ơn, phong thưởng. Một Phi Bồng nhà Lý đánh xong giặc Chiêm Thành cũng tự hoá mà không màng danh lợi. Một Phi Bồng Nguyên soái ở Lê Lợi – Chí Linh – Hải Dương cứu giúp Lý Nam Đế, Lê Đại Hành, Trần Hưng Đạo đánh thắng kẻ thù xâm lược cũng không mong trả ơn của hậu thế…

Bên cạnh sự tiếp thu những giáo lý, tư tưởng tiến bộ, thì dân tộc ta cũng biết gắn với những truyền thuyết địa phương, loại bỏ những tư tưởng không phù hợp để chung sống hài hoà với vạn vật, xây dựmg một xã hội đại đồng và vững mạnh.

Một phần của tài liệu Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái và lễ hội đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi - Chí Linh - Hải Dương (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)