Môtíp hình dáng khác thƣờng.

Một phần của tài liệu Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái và lễ hội đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi - Chí Linh - Hải Dương (Trang 38 - 40)

I. TRUYỀN THUYẾT PHI BỒNG NGUYÊN SOÁI NHỮNG MÔTÍP NỔI BẬT 1 Môtíp sinh ra một cách kỳ lạ.

2. Môtíp hình dáng khác thƣờng.

Các hình tượng, nhân vật trong truyền thuyết ra đời bởi thụ thai thần kỳ, mang yếu tố kỳ ảo, thì một môtíp quen thuộc khác là hầu hết đều có hình dáng khác thường. Yếu tố khác thường này là một sự lôgíc hợp lý, bởi những nhân vật này ngay từ đầu Văn học dân gian đã có thể biết họ là con trời, hay những vị thần trên Thiên đình được Ngọc hoàng phái xuống đầu thai để cứu

năng xuất chúng. Trong truyện Ba vị tướng tài làng Chi Ngãi kể về ba cậu bé sinh ra trong cùng một bọc có diện mạo tuấn tú khác thường, trên trán mỗi người đều có vết xám mốc hình chữ “Vương”[34/52]. Truyện Sự tích Hồng Liệt đại vương thời Hùng Vương cũng kể về chàng trai con của Đinh Thị khi sinh ra có phong thần đĩnh dị, thân thể trắng ngần, mắt sáng như sao, sau lưng có 28 nốt, dưới đùi có 7 cái lông dài 3 tấc [32/221]. Truyện tích đức thánh mẫu thời Hùng Vương kể về hai chàng trai được sinh ra từ hai quả trứng, một ngày kia trứng nở ra, hai vị ấy đều có bàn tay tả khắc chữ “sắc mệnh”, vị thứ hai có tay dài quá gối, dung mạo khác thường [32/352]. Truyện Sự tích

Linh Công, Đài Công, Thuỷ Công thời Hùng Vương kể về tướng mạo khác

thường của ba anh em với hàm én, mày ngài, mặt rồng, trán hổ, lưng có 28 điểm nổi như vẩy cá [32/434]. Truyện Sự tích Hoàng Việt đại vương - Đông Bảng đại vương thời Lê kể về Sinh Công khi sinh ra tay phải có hai chữ “bỉnh chính”, tay trái có hai chữ “kình thiên”[32/675] Trong Sự tích Thiên Bồng nhà Lý miêu tả Chiêu Dương thân cao 12 thước, đầu gà, thân người [32/911]. Khảo sát những truyền thuyết lịch sử chúng ta sẽ gặp những dạng hình dáng kỳ lạ khi ra đời của những bậc hiền nhân trong lịch sử dân tộc. Với hình dáng kỳ lạ, khác với người thường đã gắn liền với những kỳ tích oai hùng. Đó có thể là sự kết nối giữa yếu tố hiện thực và yếu tố lãng mạn, yếu tố văn hoá trong truyền thuyết.

Trong Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái ở cả yếu tố Nhiên thần và Nhân thần thì khi sinh ra đứa trẻ cũng có hình dáng khác thường. Hình tượng, nhân vật được tác giả dân gian xây dựng và được tô vẽ, nâng họ lên tương xứng với thiên nhiên kỳ vĩ mang đặc điểm của sức mạnh cộng đồng: “…Ngày hôm đó lũ trẻ chăn trâu chợt nghe thấy có tiếng trẻ nhỏ khóc ở dưới núi bèn gọi nhau đến đó, thấy một hài nhi dáng vẻ khôi ngô, thiên tư đĩnh ngộ, nằm

trên chỗ lõm của hòn đá mà khóc vang như tiếng chuông lớn” [35/19]. Khi

miêu tả về hình dáng của Chu Phúc Uy khi ra đời: “… Đến giờ Ngọ ngày 5 tháng 5 năm Ngọ bỗng thấy trời đất tối sầm, gió mưa dữ dội, hương thơm đầy

nhà, khí lành sáng sủa. Đến giờ Thân bào thai chuyển động, sinh ra một cậu bé mặt như mặt trời mùa hạ, cậu bé cất tiếng khóc làm chuyển động trời đất, núi non, cây cỏ. Rồi trời quang, mây tạnh, mọi người lấy làm kỳ lạ. Sinh được một trăm ngày cậu bé khôi ngô kỳ lạ như trong mộng, cha mẹ đặt tên là Hạo tự là Phúc Uy và nuôi dưỡng rất chu đáo. Ngày tháng trôi qua, cậu bé thường ngồi trong phòng yên lặng nghiền ngẫm văn chương, ban đêm luyện võ, thảo

binh thư, rồi mọi kinh sách đều thông hiểu…” [36/176].

Hình dáng khác thường của hình tượng, nhân vật đã tạo thành dấu ấn đậm nét trong lòng nhân dân. Người ta ngỡ ngàng trước dung mạo và tài năng của các hình tượng, nhân vật trong truyền thuyết. Điều đó xuất hiện từ niềm tin với những con người tài giỏi, họ sinh ra và mất đi cũng vì chính cộng đồng của họ. Nhân dân vốn sùng kính những người anh hùng nên họ muốn những người anh hùng của mình trở thành phi thường về tất cả: diện mạo, tài năng, hành động.

Một phần của tài liệu Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái và lễ hội đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi - Chí Linh - Hải Dương (Trang 38 - 40)