MỐI QUAN HỆ GIỮA TRUYỀN THUYẾT VÀ LỄ HỘ

Một phần của tài liệu Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái và lễ hội đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi - Chí Linh - Hải Dương (Trang 67 - 69)

Từ mọi miền của đất nước, chúng ta thấy rất nhiều lễ hội được tổ chức, diễn ra trong nhiều thời điểm khác nhau của năm. Bởi mỗi một lễ hội lại gắn với những tích, nguồn gốc khác nhau. Nhưng chung quy lại nó mang đậm mầu sắc của nền văn hoá lúa nước. Lễ hội được tổ chức nhằm mục đích mua vui cho người dân, chứng tỏ ý niệm thiêng liêng của người dân qua lễ nghi, nêu cao lòng biết ơn của người dân với những vị Thần, Thánh, anh hùng dân tộc đã che chở, phù hộ cho nhân dân.

Lễ hội là một từ kép: “Lễ và hội”. Lễ là một hệ thống nghi thức mang tính biểu tượng và được cảnh diễn hoá tạo thành một “lễ thức” toàn vẹn, nhằm biểu hiện sự tôn kính của cộng đồng với thần linh. Qua hành động của lễ các nguyện vọng, ước mơ, khát vọng chính đáng của con người được phản ánh trước cuộc sống khó khăn mà bản thân họ chưa có khả năng khắc phục. Lễ trong hội là một hệ thống liên kết, có trật tự bao gồm: Lễ cáo yết, Lễ Mộc dục, Lễ đón bóng, Lễ khai mạc, Lễ rước bộ, Đại tế, Tế tạ…

Hội là một hoạt động diễn ra sau lễ. Đó là các hoạt động dân dã, phóng khoáng, sôi nổi, thu hút số đông người tham gia như hát văn, cờ người, đạp niêu, chọi gà, kéo co, đấu vật… nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của mọi thành viên cộng đồng.

Lễ và hội thuộc phạm trù văn hoá xã hội nhưng lại có sự gắn kết khăng khít với truyền thuyết thuộc phạm trù Văn học dân gian.

Truyền thuyết là một thể loại truyện kể truyền miệng, nằm trong loại

hình tự sự dân gian, nội dung của nó là kể lại truyện tích các hình tượng, nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo

Lễ và hội chú trọng khâu diễn xướng, thực hành nghi lễ, tổ chức hội hè vui chơi cho mọi người: “Lễ hội là một bách khoa đồ sộ, là một bảo tàng sống văn hoá tinh thần của người Việt. Nó đã và sẽ tác động mạnh mẽ, sâu sắc vào tâm linh, vào việc khuôn đúc tâm hồn và tính cách Việt Nam xưa, nay và mai sau.” [52/15].

Truyền thuyết tạo cho lễ hội thêm phong phú, cao cả, ngược lại, lễ hội nhằm minh chứng, khẳng định cho sự tồn tại của truyền thuyết. Truyền thuyết được thể hiện bằng diễn xướng trong lễ hội, tạo sự sinh động, hấp dẫn, thu hút và để lại ấn tượng sâu sắc cho mọi người, tạo nên một diện mạo văn hoá khá hoàn chỉnh, mang dấu ấn riêng về nét đẹp văn hoá làng, nước – một sản phẩm Folklore độc đáo của dân tộc.

Trong việc tái hiện hình tượng Thần, Thánh, nhân vật anh hùng, ngợi ca chiến công của họ thì truyền thuyết là yếu tố phản ánh mang tính chất “tĩnh” , còn lễ hội là yếu tố phản ánh mang tính chất “động”. Mỗi một nét phản ánh đều có nét đặc sắc, lý thú riêng và luôn bổ sung cho nhau. Mối quan hệ này được biểu hiện rất rõ trong các truyền thuyết và lễ hội ở một số nơi:

+ Lễ hội Kiếp Bạc ở Lê Lợi – Chí Linh – Hải Dương được tổ chức hàng

năm từ ngày 16/8 đến ngày 26/8 âm lịch, ngày giỗ chính là ngày 20/8. Là một lễ hội hoàn chỉnh về quy mô, mẫu mực trên nhiều bình diện: truyền thuyết, ý thức, tổ chức và nghệ thuật biểu diễn. Lễ hội tái hiện lại những chiến công hiển hách của vị tướng tài đời nhà Trần và người dân đến đây cũng mong muốn chữa bệnh, đuổi tà ma. Ngày diễn ra lễ hội cũng là ngày mất của Trần Hưng Đạo nên trong dân gian lưu truyền hàng loạt câu ca như: “Dù ai buôn xa

bán xa, 20/8 giỗ cha thì về.”

+ Hội Gióng Phù Đổng – Hội được tổ chức hàng năm từ ngày 5/4 đến

ngày 12/4 âm lịch. Lễ hội này diễn xướng theo truyền thuyết Thánh Gióng: lúc nhỏ, đánh trận, múa cờ, chém tướng.

động. Trước lúc nghĩa quân lên đường, có một bà già nghèo dâng cúng cả một gánh bánh trôi để tỏ lòng mến mộ. Hai Bà cảm ơn, vui vẻ nhận và cùng quân sĩ ăn trước lúc ra trận. Cũng vì vậy, người dân nơi đây không ăn bánh trôi vào ngày tết mồng ba tháng ba. Chỉ đến ngày mồng sáu tháng ba, cả làng mới làm bánh trôi dâng cúng lễ hội, tổ tiên, chỉ khi tế xong ở đình, dân làng mới dám ăn bánh trôi.

Các lễ hội luôn gắn với các truyền thuyết dân gian. Truyền thuyết là nội dung còn lễ hội là hình thức. Nội dung có phong phú thì hình thức mới đa dạng. Càng có nhiều truyền thuyết thì càng có nhiều lễ hội tương ứng. Lễ hội là một “phương diện để bảo lưu truyền thuyết có hiệu lực nhất”. Thông qua lễ hội vừa nhằm mục đích hồi tưởng lại công lao to lớn của các vị Thần – anh hùng dân tộc, vừa là dịp để người dân bộc lộ, gửi gắm ước mơ, khát vọng của mình, cầu mong các vị thần hiển linh, phù trợ cho mọi sự bình an, mùa màng tươi tốt, dân giàu, nước mạnh.

Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái ở Lê Lợi – Chí Linh – Hải Dương

cũng có những đặc điểm như đã nêu ở trên: Truyền thuyết gắn với lễ hội ở làng xã, với những nghi thức tế lễ, đón bóng, diễn xướng, trò chơi… sinh động. Truyền thuyết tạo cho lễ hội nội dung phong phú, còn lễ hội đem lại cho truyền thuyết sức sống lâu bền, trong đời sống xã hội và trong tâm linh. Khi lễ hội diễn ra và tham gia vào lễ hội người dân địa phương cũng như khách thập phương như gột bỏ hết bụi trần, thấy mình thiện hơn, được trở về với cội nguồn, truyền thống của quê hương, đất nước.

Một phần của tài liệu Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái và lễ hội đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi - Chí Linh - Hải Dương (Trang 67 - 69)