III. KHẢO SÁT TRUYỀN THUYẾT PHI BỒNG NGUYÊN SOÁI Ở XÃ LÊ LỢI HUYỆN CHÍ LINH TỈNH HẢI DƢƠNG.
6. Truyền thuyết trong việc trợ giúp Trần Hƣng Đạo đánh bại quân Nguyên Mông xâm lƣợc lần 2 và 3 (1285, 1288).
Nguyên Mông xâm lƣợc lần 2 và 3 (1285, 1288).
Trong cuộc chiến chống lại quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ 2 và 3, Tiết chế Trần Quốc Tuấn phụng mệnh cầu đảo bách thần, dấy binh xuất chiến. Một hôm truy đánh giặc Nguyên đến đất huyện Phượng Nhãn thì gặp quân Nguyên theo đường thuỷ tiến đến. Tiết chế liền hội quân đồn trú tại Côn Sơn. Trong khi sĩ tốt nấu ăn, Tiết chế liền vào hành lễ cầu đảo tại đền thờ Yên Mô, ước nguyện được âm phù. Đêm đó Hưng Đạo Vương vẫn ngồi bên bàn làm việc. Nỗi lo của người là thiếu nhiều thuyền chiến để bày trận. Thời gian gấp lắm, cho đóng không sao kịp nữa. Mệt quá, Hưng Đạo thiếp đi bên án thư. Đến nửa đêm thì mộng gặp một ông lão râu tóc trắng xoá, đi từ phương Bắc vào trong đền, tự xưng: Ta là quan Thiên thần tên là Phi Bồng Hạo Thiên giáng xuống hòn đá thời Tiền Lý, hay còn gọi là đức thánh Yên Mô, biết tướng quân không đủ thuyền bày trận chống giặc, vậy sáng mai tướng quân ra bến Lục Đầu ta sẽ cấp…”. Khoảnh khắc sau, Tiết chế tỉnh dậy, mùi hương xạ còn phảng
phất trong trướng, biết là mộng gặp thần, liền làm lễ cảm tạ. Bỗng trời đất thay đổi, mây đen bốn bề kéo về, mưa gió ập đến, tiếng ầm ù như sấm sét.
Sáng hôm sau khi vừa tỉnh dậy, vị đại tướng nhà Trần đã được quân sĩ trình tâu: “ Đêm qua không biết ở đâu thuyền kéo về dày đặc cả bến sông”. Hưng Đạo vội chạy ra xem, vô cùng sửng sốt thấy lời trong mơ ứng nghiệm. Người thầm cảm ơn và hứa quyết đánh tan quân giặc. Tiết chế vỗ tay nói: Lòng trời thương đến cho trời âm phù. Cùng hô sĩ tốt mấy trăm ngàn cùng đuổi quân giặc đến sông Bạch Đằng, quyết chiến một trận, quân Nguyên đại bại (Hiện nay cách đền Hoá khoảng 1km có hòn đá “Lốt Chân”, to, rộng tương truyền là dấu tích của Phi Bồng Nguyên soái giúp Trần Hưng Đạo đánh giặc Nguyên). Sau đó Trần Hưng Đạo thu quân về bến Lục Đầu. Người sắm sửa lễ vật trước ba quân, Hưng Đạo Vương khấn rằng: “ Nhờ tướng quân Phi Bồng giúp thuyền đánh giặc, nay giặc đã tan, Quốc Tuấn tôi xin hoàn trả lại Người”. Đêm hôm đó trời nổi phong ba, đoàn thuyền tự nhiên biến mất. Sáng hôm sau người dân địa phương nhìn thấy trên núi Phượng Hoàng hai đường kéo thuyền, đường trên là kéo thuyền đi giúp, đường dưới là kéo thuyền về. Kinh sư khải hoàn chiến thắng, nhà vua mở tiệc phong thưởng tướng sĩ có bậc. Tiến phong Trần Hưng Đạo làm Quốc Lão Đại Vương. Đại vương tấu rằng: Quân Nguyên sớm bình định là dựa vào sức phù trợ ngầm của thần linh. Vua nghe được chuyện đó liền sai sứ giả sắc phong bách thần. Sắc phong nguyên tự thần hiệu:
Phong: Phi Bồng Hạo Thiên Tối Linh Thượng Thượng Thượng đẳng thần, (Ngài) là bậc văn võ toàn tài, công lao kỳ vĩ. Vạn Kiếp, Bạch Đằng hai lần dẹp giặc Nguyên, non sông Đại Việt thu về một mối. Kiếm thần trong hộp kêu vang, bảo vệ đất nước, che chở cho dân. Dư linh trên chiếu thảm, trừ yêu giáng phúc. Ơn đức chí cao, sự nghiệp thâm hậu. Mất rồi không quên. Trải qua các triều vẫn được phụng thờ. Phụng sự quốc gia, anh uy đại chấn, mở
Nay (trẫm) lên ngôi báu, thời vận tốt đẹp, nhớ tới công lao của thần, đáng gia tặng là: Chí trung đại nghĩa, Hồng huân vĩ tích, Hiển hiệu Thượng Thượng Thượng đẳng Tôn Thần. Vẫn tặng sắc phong phụng thờ. Cho phép xã Vạn An, huyện Phượng Nhãn và xã Dược Sơn, huyện Chí Linh phụng thờ như trước. Thần hãy bảo hộ dân ta. Khâm tai (hãy nhận).
Vì vậy, Trần Hưng Đạo đóng quân ở Vạn Kiếp sau khi đánh giặc xong thường về đây khai hội. Trước là để tỏ lòng biết ơn đến Phi Bồng Nguyên soái, sau là muốn cho quân sĩ nghỉ sức. Yếu tố này cũng là niềm tự hào của nhân dân xã Lê Lợi nói riêng và nhân dân Hải Dương nói chung.