Kết cấu từng mẩu kể riêng lẻ.

Một phần của tài liệu Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái và lễ hội đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi - Chí Linh - Hải Dương (Trang 49 - 51)

II. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA TRUYỀN THUYẾT PHI BỒNG NGUYÊN SOÁI 1 Lƣợc đồ kết cấu truyền thuyết.

2. Kết cấu từng mẩu kể riêng lẻ.

Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái nghiêng về yếu tố Nhiên thần

gồm nhiều mẩu kể riêng lẻ, đặc biệt là những mẩu kể trong việc hiển linh, phù trợ cho các thế hệ sau. Mỗi mẩu kể này đều có thể đứng riêng, độc lập vì chúng kể về một sự kiện hoàn chỉnh xoay quanh hình tượng. Chẳng hạn:

Truyền thuyết về thời gian xuất hiện của Phi Bồng Nguyên soái là câu chuyện kể về thời gian, địa điểm ra đời của ngài hết sức ly kỳ, tạo cho người nghe về một đứa trẻ đẹp đẽ nhưng lại là một Thiên tướng dũng mãnh của Ngọc hoàng. Truyền thuyết về việc trợ giúp vua Lý Nam Đế chống ách đô hộ của giặc phương Bắc đã thể hiện ngài là một Thiên thần linh ứng, luôn có sự phù trợ đúng lúc để làm nên những chiến thắng. Truyền thuyết trong việc trợ giúp vua Lê Đại Hành đánh thắng quân Tống xâm lược đã tạo nên những cơn mưa gió giúp vua đánh thắng và đập tan âm mưu xâm lược của nhà Tống. Đặc biệt, ngài đã trợ giúp Trần Hưng Đạo hai lần đánh bại quân Nguyên Mông xâm lược bằng việc cho vị tướng nhà Trần mượn những chiến thuyền để bày trận tại bến sông Lục Đầu... Những mẩu kể đó rất ngắn gọn nhưng lại làm nổi bật sự linh ứng của Đức Thánh Phi Bồng Nguyên soái.

Trong truyền thuyết về Nhân thần Chu Phúc Uy thì cũng có thể tách ra thành những mẩu kể riêng lẻ: Về xuất thân, sự nghiệp, hiển linh âm phù giúp vua Lý Thái Tông đánh bại quân Chiêm Thành xâm lược. Nhưng dù sao truyền thuyết về Nhân thần Chu Phúc Uy cũng hẹp hơn so với Truyền thuyết

Phi Bồng Nguyên soái nghiêng về yếu tố Nhiên thần (Nhà Trần phong ngài là:

Phi Bồng Hạo Thiên Tối Linh Thượng- Thượng - Thượng đẳng thần).

Trên địa bàn huyện Chí Linh thì Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái

được coi là truyền thuyết cổ nhất và cũng là hai ngôi đền duy nhất trên địa bàn huyện phối thờ cả Nhiên thần và Nhân thần. Do vậy, có rất nhiều những mẩu kể riêng lẻ tạo thành một dòng chảy làm cho Truyền thuyết Phi Bồng

Nguyên soái càng phong phú, ly kỳ, hấp dẫn. Tại làng Yên Mô (Mô đất bình

yên) là nơi lưu giữ nhiều dấu tích về Thánh Phi Bồng: Đó là hai dải đất kéo thuyền của ngài giúp Trần Hưng Đạo đánh thắng quân Nguyên Mông xâm lược. Là hòn đá “Lốt Chân”, dấu tích của ngài đi trợ giúp Trần Hưng Đạo. Là khu đền Hoá, nơi mà Lý Nam Đế, Lê Đại Hành, Trần Hưng Đạo… đã đến đây cầu mong ngài trợ giúp.

Dưới hai ngôi đền còn một loạt những địa danh gắn liền với những chiến công hiển hách như bến Lục Đầu, đền Vạn Kiếp, dải đồng bằng… Nơi đây ngài đã tạo ra mưa gió, sấm chớp trợ giúp cho quân và dân ta khẳng định nền độc lập vững bền. Cũng là nơi mà ngài sinh ra và hoá về trời, tạo nên những truyền thuyết độc đáo mang đậm bản sắc văn hoá của một địa phương.

Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái nếu tách riêng thành những mẩu

kể riêng lẻ thì đó là một sự kiện hoàn chỉnh, nhưng nếu tập hợp lại thì nó là một câu chuyện có hệ thống. Người nghe có thể nắm bắt được toàn bộ quá trình xuất hiện đến việc trợ giúp các cuộc kháng chiến của dân tộc theo đúng trình tự thời gian trong lịch sử. Tất cả đều được tác giả dân gian chắt lọc để xây dựng nên một hình tượng vừa cô đọng, vừa toả sáng là cả một sự sáng tạo. Có thể tách riêng ra để nhấn mạnh một chi tiết nhưng cũng có thể tập hợp lại mà không hề thiếu lôgíc.

Kết cấu của truyền thuyết là khá phong phú, một mặt vừa ảnh hưởng của các loại hình văn bản ghi chép truyền thuyết như thần tích, mặt khác, vẫn giữ được đặc trưng của truyền thuyết truyền miệng là sự rời rạc, lẻ tẻ, vụn vặt. Những truyền thuyết truyền miệng đang trên quá trình xâu chuỗi, kết hợp để trở thành những truyền thuyết hoàn chỉnh trong quá trình lưu truyền của mình.

Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái cũng không nằm ngoài đặc trưng riêng

biệt của thể loại.

Một phần của tài liệu Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái và lễ hội đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi - Chí Linh - Hải Dương (Trang 49 - 51)