Môtíp về sự hoá thân.

Một phần của tài liệu Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái và lễ hội đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi - Chí Linh - Hải Dương (Trang 40 - 42)

I. TRUYỀN THUYẾT PHI BỒNG NGUYÊN SOÁI NHỮNG MÔTÍP NỔI BẬT 1 Môtíp sinh ra một cách kỳ lạ.

3. Môtíp về sự hoá thân.

Việc ra đi khi người anh hùng đã hoàn thiện sự nghiệp của mình nhằm tôn vinh thêm tầm vóc thần thánh của họ và nó hết sức phổ biến trong các truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm, truyền thuyết lịch sử. Môtíp hoá thân hay chính là sự ra đi mang ý nghĩa chuẩn bị cho diễn biến tiếp theo của câu chuyện. Đặc biệt trong truyền thuyết khi nhân vật hoá chưa phải là kết thúc. Nhân vật hoá là sự chuẩn bị cho những kỳ tích tiếp theo, những cuộc lập công mới mà ý nghĩa, hiệu quả của nó đem lại to lớn không kém những chiến công mà nhân vật lập được khi còn sống.

Môtíp về sự hoá thân ta thường hay gặp trong truyện cổ tích ở hai dạng thức: Hình tượng, nhân vật hoá thân tạm thời và hình tượng, nhân vật hoá thân vĩnh viễn. Trong các truyền thuyết hình tượng, nhân vật hoá thân vĩnh viễn là sự “thiêng hoá” về cái chết của người anh hùng. Truyền thuyết Hai Bà Trưng kể rằng: Hai Bà do đám mây ngũ sắc cuộn lên trời, hoặc gieo mình

Cao Sơn, Quý Minh sau khi đánh giặc Thục thua tan tác, ngài về bái tạ chỗ trú sở đóng quân trước; trời nổi mưa gió, một đám mây sa xuống dinh ngài.

Truyền thuyết bà Triệu kể rằng: Bà Triệu lên đỉnh núi Tùng Sơn mà chết, anh hồn của bà quyện với thanh gươm báu biến thành ánh hào quang bay vụt lên trời.

Sự tích Trình An Tể thời Đinh, nhân vật Trình An một hôm thấy trời mưa gió, Ngài thấy trong mình hiện ra con rồng trắng bay lên trời và Ngài hoá.

Trong Truyền thuyết Phi Bồng nhà Lý thì sau khi được vua thăng chức Sơn Nam đạo Chúa tể quan. Sau đó ông không bệnh tự hoá.

Cô gái Vân xinh đẹp trong Giếng Vân thì hoá thành con chim bồ câu bay lên cao giữa mây trắng bay bổng, còn người yêu nàng là Hoàng Tốn cũng hoá thành chim vàng anh vỗ cánh bay lên một đám mây vàng…

Trong Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái nghiêng về yếu tố Nhiên thần thì khi bị trẻ chăn trâu phát hiện, chúng lấy tay làm kiệu định rước ngài về làng thì bỗng nhiên gió mưa, sấm chớp đùng đùng, cát bay đá cuộn khắp nơi. Đứa trẻ đó hét lên một tiếng rồi vọt thẳng lên trời.

Trong Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái nghiêng về yếu tố Nhân thần thì Chu Phúc Uy sau khi chống cự quyết liệt với kẻ thù thì ông đã hy mất tại sông Thiên Đức.

Mục đích của truyện cổ tích là mô tả và diễn tả nhiều nhân vật và cuộc sống đời thường, truyền thuyết luôn nhấn mạnh tính phi thƣờng của nhân vật. Việc sử dụng yếu tố thần kỳ để xây dựng hình tượng, tạo tình tiết là một việc thông thường trong sáng tác dân gian. Những người anh hùng có nguồn gốc thần bí, ra đi cũng thần bí tạo ra không khí bí mật và linh thiêng cho sáng tác truyền thuyết. Tác giả dân gian có niềm tin vào người anh hùng trong nhân dân là bất tử. Họ sinh ra từ tự nhiên, trở về với tự nhiên, thành khí thiêng sông núi, hồn thiêng dân tộc.

Hình tượng Phi Bồng Nguyên soái sinh ra từ khe đá khi bị phát hiện đã vụt bay lên trời và còn nói vọng lại: “Ta là Phi Bồng Hạo Thiên Đại tướng

quân giáng hạ, nhưng đã lộ trong cõi trần thế nên lại phụng chiếu về chầu

Thượng đế” [35/19] là một cách nhân hoá, ca ngợi mục đích và sứ mạng cao

cả của Phi Bồng Nguyên soái. Đó là một siêu nhiên, một thiên tướng được nhân dân xây dựng theo nguyên tắc điển hình hoá. Trong mọi cách kết thúc thì cách hoá về trời “tối ưu” hơn cả, làm cho hình tượng, nhân vật có thể thông tỏ mọi việc trong trần thế như trong lòng bàn tay, có thể hô phong, hoán vũ để cứu giúp nhân dân thoát khỏi đại nạn, đó mới chính là mơ ước của nhân dân. Mơ ước đó chứng tỏ nghệ thuật sáng tạo của dân tộc ta thời xưa thật tế nhị, tinh tuý, thanh cao.

Trong cuộc sống thực tế con người không thể vượt qua được cái chết, đó là điều mà không ai phủ nhận. Nhưng tác giả dân gian lại không chấp nhận điều đó với những hình tượng mà họ ngưỡng mộ, hay những người anh hùng vì dân vì nước. Vì vậy, nhân dân đã lựa chọn truyền thuyết, thêm vào đó những yếu tố kỳ ảo và ước mơ để họ sống mãi. Nói như tác giả Trần Thị An:

Chết tức là mở ra một đời sống mới với cấp độ và tinh thần cao hơn, người

anh hùng được xây dựng để vượt qua sự hữu hạn của một cá nhân, trở thành

bất tử” [8/42]. Mặc dù trong thực tế điều đó không hề có thực nhưng chính vì

sự hữu hạn của con người, người xưa càng tuyệt đối hoá các vị thần. Tuyệt đối hoá cũng là mơ ước, khao khát vươn lên tầm vóc của các vị thần, có sức mạnh và khả năng thần linh, và một trong những ước mơ đó là có cuộc sống bất tử, cũng là tín ngưỡng thờ tổ tiên của dân tộc ta.

Sự hoá thân của các hình tượng, nhân vật trong truyền thuyết không phải là họ mất đi mà đây có khi mới là điểm khởi đầu cho những chiến công và những kỳ tích mới. Họ hoá thân vào trời đất nhưng vẫn canh cánh bên lòng tình yêu nước, phẩm chất anh hùng, khi đất nước cần họ luôn sẵn sàng trợ giúp và họ xứng đáng được đời đời con cháu tôn thờ, ngưỡng vọng.

Một phần của tài liệu Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái và lễ hội đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi - Chí Linh - Hải Dương (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)