III. MỘT VÀI SO SÁNH TRUYỀN THUYẾT PHI BỒNG NGUYÊN SOÁI VỚI NHỮNG TRUYỀN THUYẾT CÙNG MÔTÍP.
1. Những nét chung.
1.1. Kết cấu của truyền thuyết.
Mỗi dân tộc, mỗi địa phương, mỗi xóm làng trên đất nước đều gắn với những truyền thuyết. Mỗi một vùng đất lại có những truyền thuyết đặc sắc riêng điển hình cho văn hoá, văn học dân gian vùng quê đó.
Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái ở Lê Lợi – Chí Linh – Hải Dương
điển hình cho văn hoá làng. Truyền thuyết nơi đây vừa mang nét chung, vừa mang nét riêng của làng Yên Mô. Chúng ta có thể so sánh truyền thuyết ở
Yên Mô với các truyền thuyết cùng môtíp trên trên địa bàn và ở các địa phương khác.
Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái nghiêng về yếu tố Nhiên thần
nhiều hơn, đền Sinh, đền Hoá cũng là hai ngôi đền duy nhất trên địa bàn huyện thờ Thần nhưng nó cũng có sự kết hợp của yếu tố Nhân thần nên cũng không nằm ngoài kết cấu chung của thể loại truyền thuyết:
Lai lịch -> Tài đức -> Sự nghiệp lớn lao -> Chết thần kỳ -> Hiển linh phù trợ -> Sắc phong.
Cũng giống như các truyền thuyết về những Thiên tướng do Ngọc hoàng truyền xuống đầu thai để giúp nhân gian tránh đại nạn thì lai lịch Thánh Phi Bồng, tài đức, sự nghiệp lớn lao và khi hoá có sự hiển linh, âm phù sau đó được các triều vua sắc phong.
Về lai lịch của Thánh Phi Bồng thì ngài sinh ra từ hòn đá vuông ở trang Chi Ngại vào giờ Dần ngày 8 tháng 5 (âm lịch) thời Tiền Lý (thế kỷ thứ VI). Khi sinh ra ngài được nhân dân miêu tả là một hài nhi dáng vẻ khôi ngô, thiên tư đĩnh ngộ nằm trên chỗ lõm của hòn đá mà khóc vang như tiếng chuông lớn.
Về lai lịch của Nhân thần Chu Phúc Uy, ông cất tiếng khóc chào đời vào ngày 5 tháng 5 năm Ngọ (vào thế kỷ thứ VI) tại trang Yên Mô.
Về tài đức trong truyền thuyết về Phi Bồng thiên về Nhiên thần đã được lồng ghép trong những chiến công của ngài giúp nước Nam thoát khỏi đại nạn.
Về sức khoẻ, tài trí thì trong truyền thuyết về Chu Phúc Uy ông là người tinh thông mọi kinh sách, văn võ toàn tài.
Trong các truyền thuyết truyền miệng, Phi Bồng còn linh ứng trong rất nhiều những công việc mà nhân dân mong ngài trợ giúp như cầu đảo, cầu tự, mà tương truyền cứ cầu là được.
Về sự nghiệp của ngài đều có sự thống nhất trong các truyền thuyết, Phi Bồng Nguyên soái trợ giúp Lý Nam Đế đánh thắng quân Lương đô hộ, giúp vua Lê Đại Hành chống lại quan Tống xâm lược, giúp Trần Hưng Đạo đánh
những truyền thuyết về Phi Bồng Nguyên soái đều ca ngợi và nhấn mạnh ngài đã có công giúp Trần Hưng Đạo có những chiến thuyền để bày trận. Nhờ vào sự giúp sức của Thánh Phi Bồng mà Trần Hưng Đạo đã quyết tâm quyết chiến với giặc một trận trên sông Bạch Đằng. Dấu ấn rõ nhất trong việc giúp Trần Hưng Đạo là có hòn đá in lốt chân ngài đi trợ giúp Trần Hưng Đạo ở bến Lục Đầu, là hai dải đất bằng phẳng, dấu ấn của việc kéo thuyền chiến đi giúp vị tướng nhà Trần.
Truyền thuyết về Nhân thần Chu Phúc Uy cũng nêu cao sự nghiệp của vị tướng này: là cánh tay phải của vua Lý Nam Đế, trấn thủ xứ Hải Dương. Đã có những công trạng làm cho quân Lương phải khiếp sợ trên toàn cõi mà ông trấn giữ.
Ngoài việc trợ giúp cho các anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm thì Thánh Phi Bồng Nguyên soái còn phù trợ cho nhân dân thôn Giang Hạ (Xã Tân Dân – huyện Chí Linh – tỉnh Hải Dương) và những vùng lân cận tránh được hạn hán vào đầu thế kỷ XIX. Cùng với truyền thuyết trong việc ông bà Chu Thức cầu tự mà sinh được Chu Phúc Uy nên ở hai ngôi chùa này cũng tương truyền là có lễ cầu tự của nhân dân địa phương, ngài đã giúp cho bao gia đình có con cháu nối dõi về sau.
Cùng với những yếu tố tạo nên hình tượng Thánh Phi Bồng tối linh thì tác giả dân gian đã đưa ra giải pháp trong việc ngài hoá về trời. Sau khi báo mộng cho Lý Nam Đế, ngài được sinh ra tại hòn đá ở làng Chi Ngại, khi bị trẻ chăn trâu phát hiện, ngài đã hoá về trời (Nơi ngài hoá nhân dân xây đền ghi nhớ). Trong Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái thì việc ngài hoá về trời được coi là mấu chốt của truyền thuyết này. Vừa tạo nên sự xuất hiện thần kỳ, vừa tạo nên sự có mặt của ngài ở trần thế bằng việc nói vọng lại để cho nhân dân lấy làm sự lạ và lập miếu phụng thờ. Yếu tố ngài hoá về trời trong truyền thuyết này cũng mang đậm dấu ấn của thần thoại nhằm mục đích thiêng liêng hoá. Chính điều đó mà tác giả dân gian đã kết nối với một loạt những sự kiện trong công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân
tộc bằng việc trợ giúp của ngài, để khẳng định quyền năng tối linh của Đức Thánh Phi Bồng.
Người anh hùng Chu Phúc Uy khi trấn thủ xứ Hải Dương, sau ông được Lý Nam Đế cử sang trấn giữ Bắc Đạo (Bắc Giang). Ông mang đại binh đến chống cự nhưng do quân giặc quá mạnh nên ông đã mất tại đây vào ngày 11 tháng 8. Đến triều Lý, Lý Thái Tông cho xây miếu phụng thờ, ban sắc cho ông là “Thượng Đẳng Thần”. Nên khi đánh giặc Chiêm Thành đã trợ giúp cho nhà vua đánh bại kẻ thù xâm lược. Cùng với truyền thuyết về Thánh Phi Bồng thì nhân dân ta luôn trân trọng những người có công, khi mất đi luôn phong họ là thần để đời đời con cháu hương khói, thờ phụng.
Truyền thuyết về Đức Thánh Phi Bồng có nhiều bản kể trong việc ngài trợ giúp các vị chủ tướng. Nhưng một chi tiết đều xuất hiện trong các truyền thuyết là: sau khi giúp Trần Hưng Đạo đánh thắng quân Nguyên Mông xâm lược lần 2 và 3 thì ngài được phong “Phi Bồng Hạo thiên tối linh Thượng –
Thượng – Thượng đẳng thần”. Những bản kể khác nhau nhưng nó vẫn mang
kết cấu cơ bản của truyền thuyết, cái quan trọng hơn cả là nó vẫn sống mãi và được truyền tụng trong tâm thức của nhân dân từ đời này sang đời khác.
1.2.Về hình tƣợng, nhân vật.
Hình tượng Phi Bồng Nguyên soái và người anh hùng Chu Phúc Uy được xây dựng trong tâm thức của nhân dân, trong văn học thành văn và qua sử sách hiện lên chân thực, sinh động phù hợp với tín ngưỡng của địa phương.
Nếu ai đã từng về mảnh đất nơi đây để thắp nén hương tưởng nhớ đến vị tướng tài của dân tộc Trần Hưng Đạo, nhà tư tưởng, danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi, người đặt nền móng cho nền giáo dục Việt Nam Chu Văn An thì cũng không thể không đến với đền Sinh, đền Hoá, nơi thờ tự của Đức Thánh Phi Bồng đã có công lớn trong việc giúp Lý Nam Đế, Lê Đại Hành, Trần Hưng Đạo đánh thắng thắng kẻ thù xâm lược. Được coi là hai ngôi đền
của khí thiêng sông núi, của ngàn đời cha ông hun đúc với tất cả niềm tôn kính thiêng liêng.
Hai ngôi đền phối thờ Nhiên thần Phi Bồng Nguyên soái và Nhân thần Chu Phúc Uy. Gắn với những truyền thuyết xây dựng hình tượng mang đặc trưng của thể loại. Những truyền thuyết kể về Phi Bồng Nguyên soái đều mang đậm yếu tố thần linh, sự xuất hiện của ngài được nhìn thấy là “một đứa trẻ có thiên tư đĩnh ngộ, tiếng khóc như chuông lớn”, còn hầu hết sự xuất hiện của ngài đều qua yếu tố âm phù. Việc xây dựng hình tượng của Đức Thánh Phi Bồng chủ yếu mang yếu tố tâm linh, ngài là một Thiên tướng trên Thiên đình nên hình tượng của ngài kỳ ảo, thần thánh, đó cũng là tín ngưỡng địa phương muốn nương dựa vào một thế lực có sức mạnh siêu phàm như trong tôn giáo.
Nhân thần Chu Phúc Uy được nhân dân xây dựng cũng dựa trên những yếu tố kỳ ảo của thể loại truyền thuyết. Từ việc thụ thai kỳ lạ, tướng mạo khác thường, tài đức vẹn toàn, công trạng hiển hách, hy sinh dũng cảm, phù trợ cho vua Lý Thái Tông đánh bại quân Chiêm Thành xâm lược. Với quan niệm “sinh vi tướng, tử vi thần”, mà nhân dân đã tôn thờ ông như một người anh hùng, suy tôn làm thần khi ông mất, để ghi nhớ công ơn của ông có công đánh giặc cứu nước.
Trong Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái thì các nhân vật phản diện không được miêu tả chi tiết, cụ thể, chỉ là nhân vật mang tính đám đông như quân Lương, quân Tống, quân Nguyên Mông. Hầu như tác giả dân gian miêu tả các hình tượng, nhân vật chính diện để thấy được sự cao cả, chính nghĩa, sức mạnh và chiến thắng trước quân thù. Kể cả trong truyền thuyết về Nhân thần Chu Phúc Uy thì các nhân vật phản diện cũng xuất hiện rất ít, mà xuất hiện thì cũng dưới dạng hình tượng đám đông.
Như vậy, điểm chung của Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái có sự thống nhất trong kết cấu mà còn có sự thống nhất ở hình tượng, nhân vật. Hình tượng Đức Thánh Phi Bồng và Nhân thần Chu Phúc Uy được sáng tạo
ghi nhớ công ơn của họ đã bảo vệ quê hương, đất nước, hy sinh cả bản thân vì nền độc lập dân tộc.