III. KHẢO SÁT TRUYỀN THUYẾT PHI BỒNG NGUYÊN SOÁI Ở XÃ LÊ LỢI HUYỆN CHÍ LINH TỈNH HẢI DƢƠNG.
7. Truyền thuyết về Nhân thần Chu Phúc Uy đƣợc lƣu truyền trong lịch sử và trong tâm thức của ngƣời dân nơi đây.
lịch sử và trong tâm thức của ngƣời dân nơi đây.
Ngày xưa ở trang Yên Mô, có một gia đình chồng họ Chu tên Thức, vợ là Hoàng Thị Ba hiệu là Diệu La, là một gia đình phong lưu phú quý. Vợ chồng vốn là người lương thiện chuyên làm việc tâm phúc, tận lực hành nhân, lấy nghề canh nông (tức nghề làm ruộng) làm chính. Khi ông, bà tuổi đã cao mà vẫn chưa có con nối dõi tông đường (ông đã 61, bà đã 52). Hàng ngày vợ chồng làm phúc cầu sinh mong có con kế tự, cứu giúp những người nghèo. Một hôm vợ chồng đến chùa Trường Liêu, sắm sửa làm lễ nghi cầu Phật, cầu Thần, cầu Tiên. Đêm hôm ấy ngủ lại chùa vào nửa đêm ứng mộng bỗng thấy sứ giả đến trước mặt và nói rằng: “ Ta là thần núi phụng sắc Ngọc Hoàng xuống báo mộng cho vợ chồng Hoàng Nương sau cầu có Sao đầu thai, giáng xuống làm dấu chân, sau này giúp nước yên dân, tiếng tăm lừng lẫy, người thành tâm cầu nguyện sẽ thấu tới trời đất”. Sứ giả vừa dứt lời bỗng nghe tiếng rừng thông gió thổi vi vu, nghe lọt vào tai. Tỉnh giấc mới biết Hoàng Thiên báo mộng. Sáng hôm sau trở về vừa ra khỏi cửa chùa, thấy một dấu chân, Chu Công dẫm lên nhưng không được, Hoàng Nương dẫm chân lên bỗng dấu chân tự biến mất. Từ đó Hoàng Nương thấy trong lòng khoan khoái lạ thường, chim chóc cũng đến ca hát chúc mừng. Sau ngày ấy Hoàng Nương đã có thai.
Ngày tròn, tháng đủ, đến giờ Ngọ ngày 5 tháng 5 năm Ngọ bỗng thấy trời đất tối sầm, gió mưa dữ dội, hương thơm đầy nhà, khí lành sáng sủa. Đến giờ Thân, bào thai chuyển động, sinh ra một cậu bé mặt như mặt trời mùa hạ, cậu bé cất tiếng khóc làm chuyển động trời đất, núi sông, cây cỏ. Rồi trời quang mây tạnh, mọi người lấy làm kỳ lạ. Sinh được một trăm ngày diện mạo cậu bé khôi ngô kỳ tưởng như trong mộng, cha mẹ đặt tên là Hạo, tự là Phúc Uy và nuôi dưỡng rất chu đáo. Ngày tháng trôi qua, cậu bé thường ngồi trong phòng yên lặng nghiền ngẫm văn chương, ban đêm luyện võ, thảo binh thư, rồi mọi kinh sách đều thông hiểu. Đến năm mười lăm tuổi, cha mẹ đều mất (Cha hoá vào ngày 12 tháng 8, mẹ hoá vào ngày 2 tháng 11). Phúc Uy ở nhà 3 năm để chịu tang cha mẹ, ông chịu tang vô cùng hiếu kính. Năm mười chín tuổi Uy Công nổi tiếng là bậc anh hùng cái thế, dân làng biết là thần thánh nên ai cũng nghe theo. Bấy giờ Lý Nam Đế (thế kỷ thứ VI) khởi nghĩa chống quân Lương xâm lược, Phúc Uy ra nhập, được Lý Nam Đế phong là “Phi Tướng”, sau lại phong là “Chu Uy Công Vũ Đại Tướng Quân”, trấn thủ xứ Hải Dương. Vào tiết tháng giêng ông đi tuần du trong vùng được các phụ lão trong trang Yên Mô đón mừng. Khi vào bản trang thấy một khu đất hình long xà , liền cho lập Hành Cung để nghỉ ngơi khi qua lại, rồi ban ơn cho các bậc kỳ lão, góp tiền mua ruộng đất làm công đức, được hưởng thực ấp lâu dài. Ở Hải Dương có 27 nơi như vậy. Ông sinh được 5 nam, 7 nữ trưởng thành đều hiển danh thiên hạ. Khi giặc phương Bắc sang xâm lược nước ta, Lý Nam Đế cử ông trấn giữ Bắc Đạo. Ông mang đại binh đến chống cự, quân giặc qua giáp như nêm, cờ bay rợp đất, chống cự quyết liệt với quân ta tại sông Thiên Đức. Quân ta phải lui về trấn giữ Việt Yên (Bắc Giang), ông hy sinh tại đây vào ngày 11 tháng 8. Đến triều hậu Lý, Lý Thái Tông (1028 – 1054) đi chơi ở chùa Cổ Pháp bên sông Đức Giang. Ngủ mộng thấy thiên hạ gặp loạn, lại thấy có nhà đêm đến tên họ hiện rõ trên trời, ban ngày biến mất. Vua hỏi người già mới biết sự tích Uy Công, liền cho dựng miếu đắp tượng, ban sắc “Thượng Đẳng Thần”, ban
hiệu: “Hạo Thiên Phi Bồng”. Khi đánh giặc Chiêm Thành bên sông Thiên Đức, Thái Tông liên tiếp thắng trận, người cho rằng Phi Bồng ngầm giúp. Dẹp xong giặc giã, đất nước thanh bình, vua ban sắc đổi Yên Mô thành Phấn Lôi trang để ghi nhớ công ơn của thần Phi Bồng.