Môtíp hiển linh, âm phù.

Một phần của tài liệu Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái và lễ hội đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi - Chí Linh - Hải Dương (Trang 42 - 47)

I. TRUYỀN THUYẾT PHI BỒNG NGUYÊN SOÁI NHỮNG MÔTÍP NỔI BẬT 1 Môtíp sinh ra một cách kỳ lạ.

4. Môtíp hiển linh, âm phù.

Đó là niềm tin tuyệt đối của nhân dân vào những người anh hùng sẽ còn tiếp tục âm phù cho cộng đồng, cho xã tắc, vào những lúc thiên tai hay giặc giã. Đến thế kỷ thứ XIX nhà văn mù Nguyễn Đình Chiểu vẫn tin rằng khi con người mất đi vẫn có thể trợ giúp đánh kẻ thù xâm lược, nên trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ông đã viết: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác

cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó”.

Hiển linh, âm phù là môtíp chiếm số lượng nhiều nhất trong thể loại truyền thuyết. Giáo sư Kiều Thu Hoạch đã nhận xét đặc điểm của môtíp này là môtíp “Thường được biểu hiện dưới hình thức những phép thiêng, thuật lạ nhằm phát huy thêm tài năng, uy đức của nhân vật khi còn sống và cuối cùng là để thực hiện không ngoài những công việc ích nước lợi dân, hoặc đánh giặc, hoặc chống hạn, đặc biệt một nhân vật có thể âm phù nhiều đời vua kế tiếp về sau”.

Trong tất cả các môtíp trong truyền thuyết thì môtíp hiển linh, âm phù người đọc thấy được bóng dáng của thần thoại. Những bậc Thần, Thánh hay anh hồn của những bậc anh hùng trở thành lực lượng siêu nhiên và đóng góp to lớn trong công cuộc chống lại thiên tai, địch hoạ. Đó mới chính là biểu hiện cụ thể của nhân dân ta vì sức sống bất diệt của truyền thống dân tộc. Truyền thống ấy là sức mạnh được tích tụ từ ngàn đời để làm nên mọi chiến thắng.

Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái ở Lê Lợi – Chí Linh – Hải Dương

kể rằng: “Sau khi bị trẻ chăn trâu phát hiện, ngài vọt thẳng lên trời và bọn trẻ đều nghe trên không trung có tiếng nói vọng rằng: Ta là Phi Bồng Hạo Thiên Đại tướng quân giáng hạ, nhưng đã lộ trong cõi trần thế nên lại phụng chiếu về chầu Thượng đế. Bọn trẻ đều lấy làm kinh sợ, khi trở về nói lại cho mọi người, mọi người tụ họp ở nơi đó thấy hòn đá bị mài mòn khoảng hơn một thước, rất lấy làm kinh ngạc, liền lập miếu phụng thờ. Từ đó anh linh hiển

Khi Lê Đại Hành chống Tống: “… Đêm đó, vua ngự lại, mơ màng nhìn lên thấy ánh sáng màu đỏ đầy chùa. Trên điện kim thân sắc tướng toạ mười mấy vị, bên trái là Bát bộ Kim Cương, bên phải là mười vị La Hán, một vị kim thân sắc tướng nói: đêm qua Thiên đình tụ hội bách thần nghị định về việc của nước Nam dưới hạ giới. Cho phép một thiên tinh giáng trần, để cứu vớt

đại nạn ở nhân gian.” [35/294]

Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ nhất, vua Trần Nhân Tông đã lập đàn cầu tế tại đây. Trong cuộc kháng chiến quân ta đi đến đâu, quân giặc tan tác tới đó. Nhà vua như thấy mình anh minh hơn trong việc dùng người nên cuối cùng quân giặc đã tan dã, làm nên chiến thắng khởi đầu vô cùng quan trọng trong công cuộc chống quân Nguyên Mông về sau này.[35/295]

Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần 2 và 3, kể rằng: “…

Vào thời Trần Hưng Đạo đánh giặc Nguyên, một hôm tại quân doanh ở Vạn Kiếp, đêm đã về khuya, Hưng Đạo Vương vẫn ngồi bên bàn làm việc. Nỗi lo của người là thiếu nhiều thuyền chiến để bày trận. Thời gian gấp lắm, cho đóng không sao kịp nữa. Mệt quá, Hưng Đạo thiếp đi bên án thư. Bỗng nhiên người thấy một vị thần linh tướng mạo khác thường, mắt sáng như sao, mặc áo bào đỏ, đến bên người tự xưng: “ Ta là Phi Bồng Đại tướng quân, hay còn gọi là Đức Thánh Yên Mô, biết tướng quân không đủ thuyền bày trận chống giặc, vậy sáng mai tướng quân ra bến Lục Đầu, ta sẽ cấp”. Sáng hôm sau vừa tỉnh dậy, vị đại tướng nhà Trần đã được quân sĩ trình tâu: “ Đêm qua, không biết thuyền ở đâu kéo về dày đặc cả bến sông”. Hưng Đạo vội chạy ra xem,

vô cùng sửng sốt thấy lời trong mơ ứng nghiệm…” [34/26]

Trong Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái nghiêng về Nhân thần thì sau khi Chu Phúc Uy hy sinh tại sông Thiên Đức, có kể rằng: “ Đến triều hậu Lý, Lý Thái Tông (1028 - 1054) đi chơi ở chùa Cổ Pháp bên sông Đức Giang. Ngủ mộng thấy thiên hạ gặp loạn, lại thấy có nhà đêm đến tên họ hiện rõ trên

dựng miếu, đắp tượng, cho người trông nom, thờ phụng, lại ban sắc “Thượng Đẳng Thần”, cho trang Yên Mô làm Thang Mộc Ấp, sau lại gia phong cho ông danh hiệu: “Hạo Thiên Phi Bồng”. Khi đánh giặc Chiêm Thành bên sông Thiên Đức, Thái Tông liên tiếp thắng trận, người cho rằng Phi Bồng ngầm giúp. Dẹp xong giặc giã, đất nước thanh bình, vua ban sắc đổi Yên Mô thành

Phấn Lôi trang để ghi nhớ công lao của thần Phi Bồng”.

Phi Bồng Nguyên soái cũng luôn “hiển linh âm phù” cho nhân dân mỗi khi có thiên tai địch hoạ. Ngài đã phù trợ cho thôn Giang Hạ (xã Tân Dân) cùng các vùng lân cận thoát khỏi hạn hán, giúp cho làng Yên Mô luôn mưa thuận gió hoà. Trong tâm thức của nhân dân, Phi Bồng Nguyên soái luôn là một vị thần che chở cho làng xóm cũng như các vùng xung quanh. Tín ngưỡng đó xuyên suốt bao thế hệ người dân, qua các triều đại, cho đến tận ngày nay.

Cùng với tín ngưỡng của nhân dân thì môtíp hiển linh âm phù được thể hiện cơ bản trong thể loại truyền thuyết. Trong Truyền thuyết Bà Triệu kể lại: “Khi Lý Bôn khởi nghĩa, ông nằm mộng thấy Bà Triệu hẹn giúp sức để tiêu diệt quân nhà Lương. Quả nhiên trong một trận giao tranh, bỗng có cơn lốc nổi lên làm cho bọn tướng giặc là Tôn Quýnh, Lý Tử Hùng tối tăm mặt mũi, bị Lý Bôn đánh cho tan nát. Sau khi lên ngôi hoàng đế Lý Bôn đã cho

xây đền thờ và lăng mộ Bà Triệu để nhớ ơn phù trợ của Bà”. Trong Truyền

thuyết Hai Bà Trưng, Hai Bà đã hiển linh giúp vua Lý Anh Tông vượt qua cơn đại nạn. Truyền thuyết Ngô Quyền thắng quân Nam Hán có chép: “Khi Ngô Tiên chúa lập quốc, quân phương Bắc vào ăn cướp; Tiên chúa lo lắng, đêm nằm mộng, bỗng nhiên thấy một ông già đầu bạc, áo mũ nghiêm trang đẹp đẽ, quạt lông, gậy trúc, tự xưng họ tên và nói: Tôi đã đem vạn đội thần binh mai phục trước ở chỗ hiểm yếu, chúa công mau mau tiến quân chống giặc đi, tức khắc có sức âm trợ, không nên lo ngại. Quả nhiên trận đánh trên

Môtíp hiển linh âm phù trong tâm thức của người dân là sự kết tinh, tụ hội của khí thiêng sông núi, là người trời giáng sinh để cứu giúp cho quốc gia yên bình, nhân dân được ấm no. “ Nghệ thuật bất tử hoá đó khiến hình tượng, nhân vật vẫn là hình tượng, nhân vật lịch sử nhưng lung linh mầu sắc thần

thoại và ngưng đọng trong đó niềm ngưỡng mộ của nhân dân”.[14/58]

Trong tất cả các môtíp đã trình bày ở trên thì môtíp hiển linh âm phù được nhân dân quan tâm nhất, chú trọng xây dựng vừa có tính kỳ ảo, vừa trùng khít với những chiến công trong lịch sử dân tộc. Tác giả dân gian muốn nâng những chiến công đó lên là thành quả tổng hợp của sức mạnh dân tộc, của bao thế hệ đã ngã xuống vì nền độc lập. Bởi trong cội nguồn, gốc rễ của dân tộc đều trong bọc trứng của mẹ Âu Cơ. Do vậy, bảo vệ và giữ gìn nền độc lập dân tộc là trách nhiệm của chung tất cả mọi thế hệ, bảo vệ tổ quốc cũng chính là bảo vệ nòi giống của chính bản thân mình.

Trong lịch sử hình thành và phát triển của đất nước ta thì nhân dân ta luôn phải chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt và kẻ thù xâm lược. Một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh để chiến thắng của nhân dân là niềm tự hào về quá khứ anh hùng, là niềm tin vào vận mệnh của non sông đất nước. Những nhân vật anh hùng như Lạc Long Quân, Thánh Gióng, Hai Bà Trưng, Phùng Hưng, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… từ lâu được nhân dân tôn làm bậc Thánh, bậc Thần có phép mầu nhiệm để bảo vệ non sông. Niềm tin vào sự bất diệt và phù trợ của các thánh nhân là bất diệt và nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác trong tâm thức của nhân dân. Đinh Gia Khánh đã nhận xét: “Các nhân vật anh hùng được tôn làm thần linh đã sống trong nhân dân như là những sức mạnh tinh thần áp đảo uy thế của bọn xâm lược, như là những ánh hào quang chói lọi soi đường cho dân tộc tiến lên trong đêm dài của những thế kỷ mất nước. Các nhân vật anh hùng được tưởng tượng lại như là một sự viện trợ tinh thần cho con cháu mỗi khi gặp

Từ xa xưa cho đến ngày nay dân tộc ta luôn có tục thờ cúng ông bà tổ tiên, lập đền, chùa, miếu mạo… thờ cúng những người có công với nước, với làng, hay ông tổ của những nghề truyền thống là một tín ngưỡng, văn hoá

uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc ta. Bên cạnh đó nhân dân cũng

luôn có ý thức âm phù, đã trở thành một công thức cho các tác giả viết thần tích cho đền, chùa, miếu mạo… để có niềm tin và thờ cúng. Điều này phản ánh một tín ngưỡng duy tâm nhưng lại mang tinh thần tự tôn dân tộc sâu sắc.

Tất cả những người dân Việt Nam khi nghe một truyền thuyết thì “niềm tin” vào câu chuyện được kể như mới xảy ra, bởi nó được dẫn chứng hết sức cụ thể. Trong Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái những phép mầu nhiệm của ngài được thể hiện trên các di vật còn lại làm cho người nghe không thể không tin, bởi làm được như vậy không thể là những con người bình thường: những vệt kéo thuyền từ đền Hoá đến Kiếp Bạc và ngược lại, trên hòn đá có “lốt chân ” của Thần (to và rộng) đi giúp Trần Hưng Đạo… Truyền thuyết có thể căn cứ vào những hiện tượng của tự nhiên và thổi vào đó những yếu tố thần kỳ gắn với câu chuyện lịch sử, “nó cho thấy phần khuất lấp của thực tại do bị che đậy hoặc phần bí ẩn của đời sống con người mà con người chưa

biết được”. Đó cũng là tâm thức sùng bái các anh hùng mang mầu sắc thần

linh, tôn giáo và truyền thuyết đã góp phần tái hiện, tạo dựng người anh hùng một cách kỳ vĩ, sống động.

Tìm hiểu các môtíp chúng ta đều nhận thấy truyền thuyết bắt nguồn và ra đời từ lòng thần thoại. Bên cạnh yếu tố kỳ ảo thì truyền thuyết mang trong nó rất nhiều những giá trị lịch sử, tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo… Truyền thuyết

Phi Bồng Nguyên soái đóng góp nhất định vào những giá trị văn hoá đó.

Một phần của tài liệu Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái và lễ hội đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi - Chí Linh - Hải Dương (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)