NGHĨA CỦA LỄ HỘI ĐỀN SINH, ĐỀN HOÁ.

Một phần của tài liệu Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái và lễ hội đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi - Chí Linh - Hải Dương (Trang 86 - 93)

Lễ hội là dịp kỷ niệm và tái hiện những nét tiêu biểu trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, gắn liền với với những ngôi đình, đền, chùa… Lễ hội là một hình thức văn hoá cộng cảm đã ăn sâu vào đời sống tinh thần của các thế hệ, tầng lớp nhân dân. So với các lễ hội trên địa bàn như lễ hội đền Kiếp Bạc (20 tháng 8 âm lịch), lễ hội chùa Côn Sơn (18 tháng Giêng âm lịch), lễ hội đền Cao (23, 24, 25 tháng Giêng âm lịch) thì lễ hội đền Sinh, đền Hoá về quy mô không được bằng các lễ hội trên. Bởi những lễ hội Kiếp Bạc, Côn Sơn, đền Cao là những ngôi đền, ngôi chùa thờ những vị anh hùng kiệt xuất trong lịch sử dân tộc. Đền Sinh, đền Hoá là nơi thờ Thần nên cũng chưa thu hút được nhiều sự quan tâm của du khách bốn phương. Nhưng những người đã một lần đi Côn Sơn, Kiếp Bạc, đền Cao thì họ đều không bỏ qua được đền Sinh, đền Hoá. Khi đã hiểu được ý nghĩa thiêng liêng và được nghe kể về thần tích của hai ngôi đền thì trong những lần viếng thăm sau thì ngôi đền họ đặt chân đến đầu tiên có lẽ là đền Sinh, đền Hoá. Bởi trong tâm thức của nhân dân thì Thần, Thánh chính là sự tích tụ của khí thiêng sông núi, là phúc đức của ngàn năm cha ông ta gây dựng. Để làm nên những chiến công oanh liệt trong lịch sử thì các anh hùng dân tộc cũng được sự trợ giúp đắc lực của những bậc tiền bối, là sự thừa hưởng “nền phúc đức” của cha ông.

Lễ hội đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi – Chí Linh – Hải Dương có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống văn hoá tâm linh của nhân dân trong huyện. Đền Sinh, đền Hoá là hai ngôi đền cổ nhất trên địa bàn huyện và là hai ngôi đền duy nhất

thờ Thần. Đến với hai ngôi đền là đến với tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, đến với cội nguồn văn hoá dân tộc, đến với tinh thần cộng cảm của nhân dân với thiên nhiên, sống hoà hợp vào thiên nhiên. Lễ hội đền Sinh, đền Hoá ngoài yếu tố “cộng cảm” còn có cả yếu tố “cộng mệnh”. Chính lễ hội đã đem đến cho con người sức mạnh, niềm tin để con người sống thiện hơn, người hơn.

Lễ hội đền Sinh, đền Hoá thờ Nhiên thần Phi Bồng Nguyên soái cùng với tín ngưỡng mang tính phồn thực thì hai ngôi đền này còn có sự phối thờ người anh hùng Chu Phúc Uy. Vì vậy, lễ hội đền Sinh, đền Hoá là sự kết hợp nhiều tín ngưỡng: Nhiên thần, Nhân thần và truyền thuyết tâm linh dân gian. Lễ hội đền Sinh, đền Hoá còn là sự kết hợp, đan cài, hỗ trợ chặt chẽ giữa truyền thuyết và lễ hội tạo nên những nét riêng biệt, đặc trưng (rước như chạy). Đó cũng là tín ngưỡng của vùng đất mà ngài đã sinh ra và hiển linh phù trợ cho những chiến công mãi khắc ghi vào trong sử sách dân tộc.

Lễ hội đền Sinh, đền Hoá là sự tái hiện những nét tiêu biểu về Đức Thánh Phi Bồng, để con cháu ôn lại truyền thống của cha ông trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước. Lễ hội là một minh chứng rõ nét củng cố cho truyền thuyết về Phi Bồng Nguyên soái, nó khẳng định thêm việc thờ cúng ngài ngoài yếu tố tâm linh còn là sự biết ơn sâu sắc của các thế hệ với cha ông. Lễ hội còn là sự khẳng định việc trợ giúp của ngài như một những dấu son chói lọi trong công cuộc giữ yên nền độc lập dân tộc, khẳng định chủ

quyền của đất nước.

Lễ hội đền Sinh, đền Hoá diễn ra trong thời gian không dài, những dấu vết cung đình khá mờ nhạt. Bởi từ truyền thuyết đến lễ hội nơi đây đều do sự sáng tạo của quần chúng nhân dân lao động. Trong lễ hội các sản vật, đồ cúng tế đều là sản phẩm do người nông dân làm ra. Đến cả hình thức đón bóng, rước bóng, các trò chơi đều mang đậm dấu ấn của những người nông dân, của

văn hoá lúa nước. Lễ hội làm sống lại lòng yêu nước, ý chí kiên cường, bất khuất và tài năng xuất chúng của Đức Thánh Phi Bồng.

Lễ hội cũng là dịp để nhân dân sau những ngày làm ăn vất vả được nghỉ ngơi, được vui chơi, giao cảm. Là dịp để mọi thế hệ ai cũng được tự do tham dự hội hè, gặp gỡ, giao lưu, thưởng thức những món ăn do mình tự chế biến. Cũng là dịp để mọi người bày tỏ ước vọng của mình đến Thần, Thánh mong cho cuộc sống của mình đầy đủ và sung túc hơn.

Lễ hội đền Sinh, đền Hoá còn mang lại sự tự do, bình đẳng, dân chủ. Ngày hội ai cũng bình đẳng như nhau, không phân biệt chức sắc trong làng, ai cũng tự do xem hội, hưởng lộc Thánh như nhau, không có sự cấm đoán, ngăn cách. Chính từ không khí này mà con người trở nên thân thiện, đoàn kết, gắn bó với quê hương. Đó cũng là ý nghĩa sâu xa của nhân dân sáng tạo ra truyền thuyết và lễ hội để hướng đến con người quá khứ, hiện tại và tương lai. Để khẳng định và nhắc nhở con cháu phải biết đoàn kết - đó là sức mạnh vô địch để hoà chung trong công cuộc đổi mới nhưng cũng vẫn giữ được bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam.

Lễ hội đền Sinh, đền Hoá là lễ hội thống nhất, có mối quan hệ và tác động lẫn nhau. Lễ chiếm phần chính, quan trọng, còn hội chỉ có tính chất hỗ trợ, tạo không khí cho lễ hội thêm long trọng và đem lại niềm vui cho mọi người. Lễ có tính chất bắt buộc, quy định chặt chẽ, còn hội thì không có sự trói buộc như lễ. Hội chủ yếu hỗ trợ cho lễ, mang vẻ đẹp văn hoá, đậm đà bản sắc dân tộc, có ý nghĩa cổ động, tuyên truyền. Hội nhằm làm cho lễ không khô cứng, nó còn hỗ trợ đắc lực cho việc tái hiện những di sản văn hoá, những nét riêng của dân tộc, địa phương để cho thế hệ trẻ hiểu hơn về nguồn gốc của mình để gìn giữ nó.

Lễ hội đền Sinh, đền Hoá còn là nơi bảo lưu, nuôi dưỡng truyền thuyết và tín ngưỡng dân gian, nó được đan xen hài hoà trong lễ và hội. Lễ hội đền Sinh, đền Hoá cũng có những nét chung của các lễ hội Việt Nam, đồng thời

cũng có những nét riêng biệt, độc đáo của địa phương như hình thức hầu bóng, thờ Mẫu…

Nhìn chung, trong bất kỳ xã hội nào thì các lễ hội mang tính cộng đồng là rất cần thiết. Nó nhắc nhở thế hệ hiện tại và tương lai không chỉ sống cho bản thân, gia đình mà còn phải biết sống cho cộng đồng, biết hy sinh vì cộng đồng, vì một sự nghiệp chung của dân tộc và đất nước. Lễ hội đền Sinh, đền Hoá với những lễ tục luôn nhắc nhở chúng ta biết ghi nhớ những công ơn của cha ông, những vị anh hùng dân tộc đã có công trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, giành độc lập, tự do cho đất nước. Họ mãi là niềm tự hào và là tấm gương cho đời đời các thế hệ noi theo.

TIỂU KẾT.

Nhà nghiên cứu Nga M.Bakhtin cho rằng: Thực chất lễ hội là cuộc sống được tái hiện dưới hình thức “tế lễ” và “trò diễn”, đó là cuộc sống lao động và cộng đồng cư dân. Tuy nhiên, bản thân cuộc sống không thể thành lễ hội được nếu như chính nó không được “thăng hoa”, liên kết và quy tụ lại thành thế giới của “tâm linh” tư tưởng của các biểu tượng, vượt lên trên thế giới của những phương tiện và điều kiện tất yếu. Đó là cuộc sống, là thế giới thứ hai thoát ly tạm thời thực tại hữu hiệu, đạt tới hiện thực lý tưởng mà ở đó, mọi thứ đều trở nên đẹp đẽ, lung linh, siêu việt và cao cả.

Cùng với lịch sử, tín ngưỡng, tôn giáo, bản sắc văn hoá dân tộc, nhân dân ta đã tạo nên những lễ hội văn hoá chứa đựng trong nó bao thăng trầm cũng như oai hùng trong lịch sử dân tộc. Những lễ hội vừa là nếp nghĩ, lối sống, triết lý dân gian, hồn dân tộc, vừa mang tính giáo dục rất lớn với các thế hệ người Việt Nam ở hiện tại và tương lai.

KẾT LUẬN

Luận văn chọn đề tài về Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái và lễ hội đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi – Chí Linh – Hải Dương xuất phát từ mối quan tâm đối với thể loại truyền thuyết của địa phương và mối quan hệ của nó với lễ hội. Với các phương pháp quen thuộc của Văn học dân gian và các phương pháp điền dã, khảo sát, phân tích… chúng tôi đã cố gắng bám sát các tác phẩm Văn học dân gian vừa với tư cách một tác phẩm văn học vừa với tư cách một thực thể văn hoá. Từ đó có sự khái quát, phân tích từ cái chung đến cái riêng để thấy được sự đặc sắc của truyền thuyết và lễ hội nơi đây.

1. Đầu tiên phải khẳng định mảnh đất Chí Linh là mảnh đất địa linh nhân kiệt, mảnh đất của lịch sử văn hoá, mảnh đất của những chiến công chống giặc ngoại xâm, mảnh đất của những danh nhân văn hoá, mảnh đất của những di tích lịch sử. Là nơi sản sinh những cá nhân tài năng, trí tuệ, của những tín ngưỡng, truyền thuyết mang đậm dấu ấn của con người Chí Linh. Đây thực sự là vùng đất giàu đẹp, văn hiến, mãi mãi là niềm tự hào nhân dân địa phương, là điểm đến của du khách bốn phương.

Xã Lê Lợi hiện nay là nơi đã chứng kiến rất nhiều những chứng tích trong cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc thế kỷ XIII. Trên mảnh đất này còn biết bao những truyền thuyết về Đức Thánh Phi Bồng tối linh, về người anh hùng Chu Phúc Uy – người con của quê hương. Nơi đây còn biết bao dấu tích của những đền, lăng, mộ… và những lễ hội ngàn năm. Những truyền thuyết trên mảnh đất này là tài sản quý giá không chỉ của người dân xã Lê Lợi mà còn là tài sản của dân tộc với 4.000 năm lịch sử.

2. Tìm hiểu Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái trên phương diện của chuyên ngành Văn học dân gian cùng các thao tác của người nghiên cứu khoa học, chúng tôi đã thấy được những nét chung và những đặc trưng riêng của thể loại truyền thuyết. Từ những nghiên cứu nghiêm túc nên việc xác định con

trình ứng tác dân gian mang đậm dấu ấn của loại hình văn học địa phương hoà vào trong cái chung của thể loại truyền thuyết.

Trong văn học nói chung và trong Văn học dân gian nói riêng thì tín ngưỡng, tôn giáo cũng có những tác động nhất định để hình thành nên những tác phẩm văn học. Thể loại truyền thuyết vừa có những yếu tố của tín ngưỡng, tôn giáo, vừa có dấu ấn của lịch sử kết hợp với nghệ thuật ngôn từ trở thành món ăn tinh thần quý báu của các thế hệ. Nó không những gìn giữ văn hoá, ghi chép lịch sử mà còn là hơi thở từ quá khứ vọng lại cho mãi mãi về sau.

Trong truyền thuyết, nhân dân ta không chỉ ca ngợi những người anh hùng đã vì dân vì nước mà họ còn đề cao những vị Thần, Thánh đã góp công sức của mình vào những chiến thắng. Những vị Thần, Thánh là niềm tin của nhân dân vào một thế lực siêu nhiên, như là một chỗ dựa vững chắc của con người, làm cho con người thay đổi, sống hoàn thiện hơn. Đó là niềm tin bất diệt của con người ngay từ thủa sơ khai, niềm tin đó sẽ còn được con người nâng niu, trân trọng để gắn kết cộng đồng, đoàn kết dân tộc, tạo sức mạnh, niềm lạc quan cho mỗi cá nhân trong cuộc sống.

Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái là sự kết hợp của nhiều thể loại

truyền thuyết: Truyền thuyết tín ngưỡng, truyền thuyết anh hùng, truyền thuyết địa danh… đã tạo nên những đặc trưng và được yêu thích của nhân dân địa phương qua nhiều thế hệ. Vượt qua nhiều biến đổi của lịch sử, Truyền

thuyết Phi Bồng Nguyên soái vẫn mãi được khắc sâu trong tâm thức của nhân

dân. Nó chính là sự nối tiếp một dòng chảy trong mạch nguồn văn hoá, lịch sử của dân tộc, của quê hương Chí Linh.

3. Gắn với Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái là lễ hội dân gian. Từ truyền thuyết đến lễ hội là cách để nhân dân làm cho truyền thuyết sống mãi, bên cạnh đó nó còn giúp cho nhân dân bày tỏ lòng biết ơn, ngưỡng mộ đối với những người anh hùng, những vị Thần, Thánh. Truyền thuyết vẫn thu hút mọi thế hệ người nghe, dù họ ở tầng lớp nào, xã hội nào. Họ vẫn say mê kể, vẫn nghe một cách say sưa, vẫn sống trong các hình thức lễ hội dân gian. Chứng

tỏ họ vẫn muốn tìm về với cội nguồn, lịch sử, với những điều thiện, với lẽ phải. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lễ hội đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi còn là dịp để giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc, ôn lại quá khứ hào hùng, nhắc nhở con cháu “Uống nước nhớ

nguồn”. Lễ hội còn là nơi để con người hoà cá nhân của mình vào cái chung

của cộng đồng. Đó là mạch ngầm văn hoá thấm dần vào trong mỗi cá nhân để họ biết sống vì tổ quốc, biết gìn giữ những truyền thống cao quý của dân tộc.

Từ việc tìm hiểu truyền thuyết đến lễ hội đền Sinh, đền Hoá, người viết đã tìm hiểu thấy mối quan hệ khăng khít của chúng. Truyền thuyết Đức Thánh Phi Bồng là cơ sở tồn tại của lễ hội đền Sinh, đền Hoá, là chủ thể chi phối các hành động nghi lễ, cũng như các hoạt động văn hoá khác. Ngược lại, lễ hội đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi giúp truyền thuyết có cơ hội thể hiện sống động, phong phú và cũng là nơi nuôi dưỡng truyền thuyết.

4. Di tích đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi – Chí Linh – Hải Dương là hai ngôi đền duy nhất trên địa bàn của huyện thờ Thần, có sự phối thờ người anh hùng Chu Phúc Uy. Trong tâm linh của người dân huyện Chí linh thì đây là hai ngôi đền cổ kính nhất, gắn liền với tín ngưỡng thờ Thần từ thời nguyên thuỷ của dân tộc ta, gắn với những chiến công trong lịch sử chống giặc ngoại xâm. Lễ hội ở hai ngôi đền này cũng được coi là sớm nhất nên hiện nay cứ đến ngày hội thì nhân dân địa phương, các ban ngành chức năng đã tổ chức long trọng, thu hút được sự quan tâm của du khách bốn phương. Nhưng qua quá trình tìm hiểu thực tế, người viết mạnh dạn đóng góp một số ý kiến sau:

- Các ban ngành quản lý văn hoá của huyện và của tỉnh nên tìm hiểu, nghiên cứu và hệ thống hoá các truyền thuyết về Đức Thánh Phi Bồng Nguyên soái, truyền thuyết về người anh hùng Chu Phúc Uy. Để thấy được sự rành mạch trong hình thức thờ tự.

- Cùng với những căn cứ trên các văn bia cổ được khắc tại hai ngôi đền, cùng với tâm thức của người dân địa phương về Nhiên thần Phi Bồng Nguyên

Thay đổi bảng thần tích đặt trước đền Hoá từ thờ chính Nhân thần Chu Phúc Uy sang thờ chính Nhiên thần Phi Bồng Nguyên soái. Việc thờ người anh hùng Chu Phúc Uy tại đền Hoá chỉ là phối thờ.

- Cùng với những truyền thuyết và lễ hội được coi là lâu đời nhất trên địa bàn của huyện nên cũng mong muốn các ban ngành quan tâm hơn tới hai ngôi đền này, đặc biệt là đền Hoá. Hiện tại tại đền Hoá một số những chi tiết đã xuống cấp nhưng chưa được tu sửa, trong khuôn viên của đền còn có nhiều không gian, nhà cửa chưa phù hợp với tổng thể kiến trúc của đền. Kính mong các ban ngành quản lý quan tâm để trả lại ngôi đền sự linh thiêng và cổ kính vốn có.

Trong đề tài về Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái và lễ hội đền Sinh,

đền Hoá ở Lê Lợi - Chí Linh - Hải Dương là những bước kế tục của những

người đi trước, nhằm đóng góp một phần vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học.

Một phần của tài liệu Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái và lễ hội đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi - Chí Linh - Hải Dương (Trang 86 - 93)