Những nét riêng của Truyền thuyết Phi Bông Nguyên soái ở Lê Lợi Chí Linh Hải Dƣơng.

Một phần của tài liệu Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái và lễ hội đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi - Chí Linh - Hải Dương (Trang 64 - 67)

III. MỘT VÀI SO SÁNH TRUYỀN THUYẾT PHI BỒNG NGUYÊN SOÁI VỚI NHỮNG TRUYỀN THUYẾT CÙNG MÔTÍP.

2.Những nét riêng của Truyền thuyết Phi Bông Nguyên soái ở Lê Lợi Chí Linh Hải Dƣơng.

Lợi - Chí Linh - Hải Dƣơng.

Hoà chung trong những những môtíp của thể loại truyền thuyết thì

Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái cũng có những đặc sắc rất riêng của nó,

gắn với nghi lễ độc đáo.

Ngày nay ngoài hai ngôi đền ở Lê Lợi – Chí Linh – Hải Dương thì cách đền Hoá khoảng 1km có hòn đá “Lốt Chân” được coi là rất linh thiêng, dấu ấn của Thánh Phi Bồng đi giúp Trần Hưng Đạo đánh kẻ thù xâm lược (thế kỷ XIII). Tại làng Yên Mô cũng có bài vị của người anh hùng Chu Phúc Uy được đặt tại đền Hoá. Ngay phía sau của đền Sinh, đền Hoá là hai dải đất bằng phẳng, một dải trên đỉnh núi Ngũ Nhạc, đứng tại nơi đây có thể bao quát toàn bộ những danh thắng của mảnh đất Chí Linh vào trong tầm mắt. Phía dưới là một dải đồng bằng nối dài từ đền Sinh, đền Hoá đến khu di tích Kiếp Bạc (khoảng 4km). Hai dải đất này là dấu tích sống động cho việc Thánh Phi Bồng kéo thuyền cạn đi giúp Trần Hưng Đạo bày trận tại bến Lục Đầu. Trong hậu cung của đền Sinh hiện nay có thờ chiếc thuyền cạn của ngài như là một di vật của một thời oai hùng vào bậc nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Trong truyền thuyết có nói đến người mẹ đá được thờ ở đền Sinh (Mẫu Sinh), chính là nơi mà Thánh Phi Bồng ra đời, hòn đá nứt ra làm hai, giống như hai vế đùi của người phụ nữ. Yếu tố này còn biểu hiện cho sự rơi rớt của tín ngưỡng dân gian thời nguyên thuỷ, đặc biệt là tín ngưỡng thờ mẹ nguyên thuỷ. Tín ngưõng thờ Mẫu là tôn thờ người mẹ đầy tài năng, bao trùm cả bốn miền của vũ trụ, cội nguồn của sự sống con người, cội nguồn của dân tộc, là cứu cánh của nhân quần, mang lại cho con người sức khoẻ, tài lộc. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta , Mẫu và những hoá thân của Mẫu đã thấm nhuần một tình yêu quê hương đất nước, hiện thân của một thứ chủ

độc đáo. Qua tín ngưỡng này có thể thấy nhân dân luôn cầu mong sự trợ giúp của sức mạnh trong thế giới siêu nhiên, của đủ mọi loại thần linh, để thoả mãn những mong muốn của con người. Đền Mẫu Sinh trong tâm thức của người dân địa phương cũng là một tín ngưỡng thành kính người Mẹ từ cõi cao xa trở về đời thực để giúp dân chống giặc ngoại xâm và cũng là biểu tượng cho sự tồn tại mãi mãi của dân tộc.

 TIỂU KẾT.

Tóm lại, truyền thuyết về Thánh Phi Bồng vừa mang mầu sắc của truyền thuyết tín ngưỡng vừa gắn với những chiến công của những anh hùng dân tộc. Tìm hiểu nội dung của truyền thuyết chính là khám phá những hình tượng, tính cách của những hình tượng, nhân vật. Bởi hình tượng và nhân vật trong những sáng tác dân gian vẫn được hiểu là “bức tranh vừa cụ thể vừa khái quát của đời sống được xây dựng bằng hư cấu, có ý nghĩa thẩm mĩ.”

Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái có những môtíp quen thuộc của thể

loại truyền thuyết như: sinh ra một cách kỳ lạ, hình dáng khác thường, hoá thân… thì cũng có những nét rất riêng như: Ngài hoá về trời khi bị trẻ chăn trâu phát hiện, hầu như công ơn của Ngài là yếu tố âm phù… từ những nét chung và riêng đó cho thấy Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái mang đậm dấu ấn địa phương và cùng hoà chung với đặc trưng của thể loại truyền thuyết. Ngoài ra, Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái cũng ảnh hưởng nhất định của các triết thuyết tôn giáo, gắn với những chiến công trong lịch sử dân tộc tạo nên một đặc trưng rất riêng nhưng cũng mang tính quy luật của tín ngưỡng dân gian là Thiêng hoá cái Phàm (thiêng liêng hoá các sự vật, hiện tượng trong đời sống thường ngày), khi đã Thiêng hoá cái Phàm thì để gần gũi với con người hơn thì thì con người lại Phàm hoá cái Thiêng (những sự linh thiêng lại được cuộc sống hoá để con người tiếp cận). Tạo cho truyền thuyết vừa linh thiêng nhưng cũng không xa rời đời sống con người, con

người vừa tôn thờ để nương dựa, cũng có thể gửi gắm tâm tư, nguyện vọng của mình để sống có ý nghĩa hơn.

Hình tượng trong truyền thuyết bắt nguồn từ con người thực tiễn trong lao động và cuộc đời của nhân dân nhưng nó đã được nhào nặn theo xu hướng linh thiêng hoá và cường điệu hoá. Đó là xu hướng “thần thoại hoá” trong các chi tiết truyền thuyết, viền quanh các chi tiết lịch sử một lớp hào quang thần thoại óng ánh, lung linh nhiều khi làm cho người đọc, người nghe khó nhận ra “cái lõi sự thật lịch sử”. Truyền thuyết đã chứng minh một chân lý: dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì nhân dân ta vẫn luôn luôn lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống và tương lai.

CHƢƠNG III

LỄ HỘI TƢỞNG NIỆM PHI BỒNG NGUYÊN SOÁI Ở LÊ LỢI – CHÍ LINH – HẢI DƢƠNG. Ở LÊ LỢI – CHÍ LINH – HẢI DƢƠNG.

Một phần của tài liệu Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái và lễ hội đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi - Chí Linh - Hải Dương (Trang 64 - 67)