CÁC YẾU TỐ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN BÀO CHỮA CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo ở việt nam (Trang 28 - 31)

quan trọng vào việc hạn chế những thiếu sót hoặc vi phạm của các Cơ quan điều tra, Toà án, Viện kiểm sát. Thông qua lời bào chữa và tranh luận trước toà, Luật sư giúp cho Toà án thẩm tra toàn bộ các tài liệu chứng cứ và hiểu sâu sắc hơn về vụ án; bằng việc phân tích các quy định của pháp luật, Luật sư góp phần xác định yêu cầu của việc áp dụng pháp luật chính xác như: định tội danh, áp dụng khung hình phạt và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo, mức bồi thường thiệt hại một cách thoả đáng. Do đó, hoạt động thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo không những góp phần bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bị can, bị cáo mà còn nâng cao trình độ và trách nhiệm của các cơ quan tư pháp, nhân viên tư pháp trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm.

Thứ tư, thực hiện QBC của bị can, bị cáo góp phần vào việc giáo dục và nâng cao ý thức pháp luật của bị can, bị cáo; những người tiến hành và tham gia tố tụng nói riêng cũng như quần chúng nhân dân nói chung.

Điều này có nghĩa là, muốn bảo vệ mình, bị can, bị cáo phải biết mình được pháp luật trao cho những quyền năng tố tụng gì. Việc này thực chất là một trong những hình thức nâng cao kiến thức pháp luật cho bị can, bị cáo. Mặt khác, nó có tác dụng giáo dục những người tiến hành tố tụng thường xuyên phải nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu của việc thực hiện nguyên tắc này một cách có hiệu quả.

1.3. CÁC YẾU TỐ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN BÀO CHỮA CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO

Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tại Điều 132 Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam quy định: "Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình” [1935]. Trên cơ sở đó, Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 đã

quy định về việc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo tại Điều 12: "Bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án có nhiệm vụ bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện QBC của họ”[431], trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã mở rộng thêm cả phạm vi và đối tượng áp dụng Quyền bào chữa: “Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ” [539].

"Bảo đảm là làm cho chắc chắn thực hiện được những gì cần thiết, là trách nhiệm của một chủ thể (cá nhân, tổ chức) phải làm cho quyền, lợi ích của chủ thể bên kia chắc chắn được thực hiện, được giữ gìn, nếu xảy ra thiệt hại thì phải bồi thường"8.” [3052] .

Bảo đảm thường được tiến hành bằng những biện pháp gọi là những biện pháp bảo đảm thực hiện.

Bảo đảm thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo là việc cơ quan và những người có thẩm quyền tạo điều kiện để quyền bào chữa của bị can, bị cáo được thực thi trong thực tế theo quy định của pháp luật.

Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo là một nguyên tắc hiến định, là một nguyên tắc của luật tố tụng hình sự. Nhiều Nghị quyết của Đảng đã nhấn mạnh việc dân chủ hóa công tác xét xử, tăng cường bảo vệ quyền của công dân trên cơ sở tuân thủ nghiêm chỉnh nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa và pháp luật. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã nêu rõ: "Phải khắc phục những biểu hiện hữu khuynh trong đấu tranh chống tội phạm, đồng thời chống tình trạng bắt và giam giữ oan sai, xét xử không công minh, vi phạm quyền dân chủ của công dân. Các cơ quan tư pháp phải là mẫu mực của việc tuân thủ Hiến pháp và luật pháp" [1310]. Quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được phải được tôn trọng và bảo vệ. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có nhiệm vụ bảo đảm cho quyền bào chữa của bị can, bị cáo được thực hiện đúng đắn. Tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng xét xử và việc xác định sự thật khách quan của vụ án. Ngược lại, không được tôn trọng và không bảo đảm thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo là vi phạm pháp luật tố tụng hình sự, hạn chế quyền của bị can, bị cáo, không đảm bảo tính công minh và dân chủ trong quá trình giải quyết vụ án. Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư 8Từ điển Luật học (1999), Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.

pháp đến năm 2020 đã chỉ rõ: “Đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp” [34]. Quyền bào chữa của bị can, bị cáo và bảo đảm thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo là hai khái niệm khác nhau nhưng có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Quyền bào chữa là một quyền về tố tụng của bị can, bị cáo mà pháp luật dành cho họ để chống lại việc buộc tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, còn bảo đảm thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo là nhiệm vụ của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm cho công tác điều tra, truy tố, xét xử được khách quan, toàn diện, đầy đủ và ngăn ngừa sự phiến diện, chủ quan trong các công tác đó. Quyền bào chữa của bị can, bị cáo gắn liền với nhiệm vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện quyền đó.

Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo được xác định ở những nội dung sau:

Đảm bảo về pháp lý, Nhà nước tạo điều kiện để bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ (tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa).

Đảm bảo về thực tế, Pháp luật tố tụng hình sự của nước ta không chỉ quy định cho bị can, bị cáo có quyền bào chữa mà còn giao cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong quá trình tố tụng hình sự có nhiệm vụ bảo đảm cho bị can bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ.

Ở nước ta, quyền con người, quyền công dân luôn là nội dung cơ bản của các bản Hiến pháp và được thể chế hóa trong các đạo luật, Nghị quyết số 08/NQ-TW của Bộ Chính trị đã chỉ rõ:

“Công tác tư pháp phải ngăn ngừa có hiệu quả và xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm hình sự, đặc biệt là các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm tham nhũng và các loại tội có tổ chức; bảo vệ trật tự, kỷ cương; bảo đảm và tôn trọng quyền dân chủ, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân”[12]9.

Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là một trong những quyền của công dân, nó phải được tôn trọng và bảo đảm thực hiện. Mặt khác, để bảo đảm việc xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, giúp tòa án ra một bản án công 9 Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị.

minh, đúng pháp luật thì quyền bào chữa của bị can, bị cáo càng cần phải bảo đảm thực hiện một cách triệt để.

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo ở việt nam (Trang 28 - 31)