Quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo ở việt nam (Trang 47)

13 Điều – BLTTHS năm 2003.

2.1.23. Quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

năm 2003.

Bộ luật tố tụng hình sự đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1988 ra đời đã góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, phục vụ tích cực công cuộc đổi mới trong những năm qua. Tuy nhiên, do Bộ luật được nghiên cứu và xây dựng ngay trong giai đoạn của công cuộc đổi mới nên trong quá trình thi hành, Bộ luật tố tụng hình sự đã thể hiện những hạn chế và bất cập. Mặc dù Bộ luật đã được sửa đổi, bố sung 3 lần nhưng các lần sửa đổi, bổ sung này mới chỉ tập trung vào một số nội dung cấp bách để đáp ứng kịp thời yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm, chưa có điều kiện để sửa đổi một cách cơ bản và toàn diện nên chưa khắc phục hết các hạn chế và bất cập đó.

Quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 được sửa đổi, bổ sung, mở rộng phạm vi và đối tượng, đồng thời Bộ luật quy định rõ ràng và chặt chẽ các thiết chế đảm bảo thực hiện quyền bào chữa cho bị can, bị cáo theo đúng tinh thần về cải cách tư pháp của Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị:

“Xác định rõ hơn quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng; tạo điều kiện để người bào chữa tham gia vào quá trình tố tụng như tham gia hỏi cung bị can, tranh luận dân chủ tại phiên tòa để bảo đảm thực hiện đầy đủ hơn các quyền của họ trong tố tụng hình sự, góp phần nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng” 16[12].

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo ở việt nam (Trang 47)