Kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo ở việt nam (Trang 112 - 118)

24 Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị.

3.2.2.43. Kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo

can, bị cáo

Việc những người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng không thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật tố tụng hoặc sử dụng quyền hạn vượt quá phạm vi thẩm quyền luật định xâm phạm đến quyền bào chữa của bị can, bị cáo tùy theo mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý theo trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự. Tại Điều 12 BLTTHS quy định rõ: “Trong quá trình tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện những quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về những hành vi, quyết định của mình. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự” [539].

Vi phạm quyền bào chữa của bị can, bị cáo có thể xẩy ra ở tất cả các giai đoạn trong tố tụng hình sự. Ở giai đoạn điều tra, vi phạm quyền bào chữa của bị can có thể là: sử dụng các biện pháp ngăn chặn (bắt, giam, giữ…) không đúng pháp luật; cán bộ điều tra không giải thích đầy đủ cho bị can về quyền bào chữa, quyền nhờ người khác bào chữa; cơ quan điều tra, cán bộ điều tra gây khó khăn, cản trở người bào chữa tham gia hỏi cung bị can; tham gia các hoạt động điều tra khác…Ở gian đoạn truy tố, xét xử thì vi phạm quyền bào chữa của bị cáo có thể là: gây khó khăn trong việc cấp giấy chứng nhận người bào chữa; gây khó khăn trong việc tiếp xúc, photo hồ sơ, tài liệu của người bào chữa; quyền bào chữa của bị cáo tại phiên tòa không được đảm bảo thực hiện (hạn chế thời gian tranh luận của người bào chữa, tranh tụng không công bằng giữa luật sư và kiểm sát viên; không chấp nhận những chứng cứ, tài liệu do người bào chữa đưa ra…).

Tùy từng mức độ vi phạm pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo mà có thể bị áp dụng các chế tài nhất định. Trong trường hợp hành vi, quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng vi phạm quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong quá trình giải quyết vụ án hình sự mà hậu quả là dẫn đến tình trạng oan, sai cho bị can, bị cáo, thì ngoài việc các hành vi, quyết định trái pháp luật đó bị hủy bỏ, người làm trái pháp luật còn có thể bị xử lý kỷ luật (chế tài kỷ luật) hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự (chế tài hình sự). Việc lựa chọn hình thức chế tài nào để áp dụng đối với

trường hợp vi phạm pháp luật là tùy thuộc vào tính chất, mức độ của chính hành vi vi phạm xảy ra trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Theo tinh thần của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành, có thể phân chia vi phạm tố tụng thành vi phạm nghiêm trọng và vi phạm không nghiêm trọng. Vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng hình sự thường là căn cứ để áp dụng các chế tài dưới hình thức hủy bản án, trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc tiến hành xét xử lại vụ án hình sự (Điều 154, Điều 222 BLTTHS). Tuy nhiên, theo chúng tôi BLTTHS cần phải xác định cụ thể hơn nữa những vi phạm nào được xem là vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng hình sự và là căn cứ để áp dụng chế tài. Việc vi phạm quyền bào chữa của bị can, bị cáo phải được xem là vi phạm tố tụng nghiêm trọng và trong những trường hợp vi phạm đó chế tài tố tụng phải được áp dụng

Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm (áp dụng chế tài) trong tố tụng hình sự là tòa án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra. Tuy nhiên, mỗi cơ quan nhà nước nói trên chỉ có thể áp dụng những chế tài nhất định trong phạm vi thẩm quyền của mình. Trong phạm vi thẩm quyền của mình, tòa án, viện kiểm sát có thể áp dụng các chế tài đối với các hành vi, quyết định trái pháp luật của cơ quan điều tra và những người tham gia tố tụng. Ngay trong Nghị quyết số 08 ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị đã nêu rõ: “Viện kiểm sát các cấp thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp. Hoạt động công tố phải được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng, nhằm bảo đảm không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội, xử lý kịp thời những trường hợp sai phạm của những người tiến hành tố tụng khi thi hành nhiệm vụ. Nâng cao chất lượng công tố của kiểm sát viên tại phiên tòa, bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác…” [12].

Với tư cách là cơ quan có thẩm quyền kiểm sát hoạt động điều tra, viện kiểm sát có nhiệm vụ bảo đảm việc điều tra được khách quan, toàn diện và đầy đủ; kịp thời phát hiện những vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra và đề ra những biện pháp khắc phục. Trong trường hợp phát hiện có vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra, viện kiểm sát có quyền áp dụng các chế tài cần thiết. Trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự, tuy kiểm sát viên không có quyền tự áp dụng chế tài, nhưng khi phát hiện có vi phạm tố tụng tại phiên tòa, kiểm sát viên cần phải áp dụng các biện pháp luật định để khắc

phục vi phạm đó. Biện pháp đặc trưng thể hiện chức năng kiểm sát xét xử của kiểm sát viên tại phiên tòa là đưa ra kháng nghị đối với quyết định hoặc bản án của tòa.

Tòa án cấp sơ thẩm, trong quá trình xét xử vụ án hình sự có thẩm quyền áp dụng tất cả các chế tài tố tụng hình sự. Trong trường hợp quyền của bị can, bị cáo bị vi phạm, tòa án có quyền áp dụng chế tài không những đối với cơ quan điều tra mà còn với viện kiểm sát: tòa án có thể ra quyết định trả hồ sơ cho viện kiểm sát để điều tra bổ sung, hoặc quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án.

3.2.4. Một số giải pháp khác

Thứ nhất, cần tăng cường công tác giáo dục pháp luật cho nhân dân nói chung và bị can, bị cáo nói riêng, đặc biệt là đồng bào; các dân tộc ở vùng sâu; vùng xa; biên giới; hải đảo về quyền công dân, quyền con người trong tố tụng hình sự, quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự: trong tố tụng hình sự bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa, pháp luật bảo đảm quyền bào chữa cho họ. Thực tế cho thấy công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của nhân dân, nâng cao ý thức ý thức pháp luật cho nhân dân,.

Thứ hai, cần thay đổi nhận thức của nhân dân ta nói chung và bị can, bị cáo cũng như người đại diện hợp pháp của họ rằng, sự tham gia tố tụng của người bào chữa là không cần thiết và tốn kém. Chính Nnhận thức không đúng về vị trí, vai trò của người bào chữa chính là rào cản lớn làm cho sự tham gia của người bào chữa trở lên khó khăn, trong khi mà đó bản thân bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ lại không có khả năng bào chữa có hiệu quả. Việc người bào chữa có tham gia tố tụng để bảo vệ bị can, bị cáo hay không phụ thuộc rất nhiều vào ý chí của bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp cũng như gia đình họ bởi vì chỉ có họ mới có quyền mời luật sư bào chữa (cơ quan tiến hành tố tụng có quyền chỉ định luật sự chỉ trong một số trường hợp nhất định do luật quy định). Do vậy, việc thay đổi nhận thức về vai trò, vị trí của người bào chữa là cách tốt nhất để trang bị cho bị can, bị cáo những phương tiện, biện pháp giúp họ bảo vệ mình trước nguy cơ bị xâm phạm hoặc đe dọa bị xâm phạm các quyền tố tụng từ phía cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án và những người tiến hành tố tụng nhằm thực hiện quyền bào chữa của mình. Mặt khác cần phải xóa bỏ tư tưởng hạ thấp vai trò của người bào chữa trong nhận thức của những người tiến hành tố tụng..

Thứ ba, cần xóa bỏ quan niệm "án tại bỏ túi" một cách nghiêm túc. Thực tế quan niệm này đã lưu cữu, hằn sâu trong nhận thức của không ít người tiến hành tố tụng làm cho nhiều vụ án đã "thoát ly" khỏi diễn biến, tình tiết khách quan phát sinh tại phiên tòa. Việc xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa công khai trong những trường hợp này thường được tiến hành một cách sơ sài. Những câu hỏi được đặt ra khi xét hỏi cũng thường dựa vào bản kết luận điều tra của cơ quan điều tra và bản cáo trạng của viện kiểm sát mà không được linh hoạt sử dụng khi diễn biến xảy ra tại phiên tòa có những thay đổi nhất định.

Thứ tư, đối với người bào chữa phải nhận thức và nêu cao hơn nữa đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm của mình đối với bị can, bị cáo. Cần lên án quan niệm bào chữa qua quýt, bào chữa vô trách nhiệm, bào chữa chạy sô,. B bào chữa mà không nghiên cứu hồ sơ, bào chữa mà chỉ đọc cáo trạng hoặc chỉ viết bài bào chữa trên cơ sở hồ sơ rồi gửi đến TAtòa án bản bào chữa đã viết sẵn với những luận cứ bào chữa chung chung khó có thể chấp nhận.

KẾT LUẬN

Đất nước ta đang trên con đường xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đó là Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, ở đó quyền công dân – quyền con người thực sự được tôn trọng và đảm bảo thực hiện. Đảm bảo và thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự cũng là nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân.

Việc thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo có tác động rất lớn đến công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và hiệu quả công tác của các cơ quan tiến hành tố tụng. Nếu quyền bào chữa của bị can, bị cáo được bảo đảm thực hiện thì quá trình khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử mới thực sự bảo đảm khách quan, công bằng; hạn chế được các trường hợp oan sai. Ngược lại, nếu quyền bào chữa của bị can, bị cáo bị vi phạm thì rất dễ xẩy ra oan sai, gây tổn thất về lợi ích vật chất và tinh thần cho bị can, bị cáo; làm mất lòng tin vào hoạt động của các cơ quan thực thi và bảo vệ pháp luật.

Pháp luật tố tụng hình sự hiện nay quy định về quyền bào chữa và các thiết chế đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo đã hoàn thiện hơn so với trước đây, quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo đã được bảo vệ tốt hơn. Tuy nhiên, thực tế thực hiện vẫn còn những bất cập, vướng mắc mà nguyên nhân một phần do pháp luật quy định chưa đồng bộ (luật có quy định nhưng chưa có văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành) hoặc quy định của pháp luật chưa chặt chẽ, chưa cụ thể; Do cơ quan tiến hành tố tụng chưa thật sự tạo điều kiện để bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa; Do hạn chế về trình độ, năng lực của những người tiến hành tố tụng, người bào chữa; Do sự thiếu hiểu biết về pháp luật của bị can, bị cáo… Do vậy, hiệu quả của công tác bào chữa chưa cao, "chưa ngang tầm với yêu cầu và đòi hỏi của nhân dân”, tình trạng oan sai và vi phạm các quyền tự do dân chủ của công dân vẫn chưa được khắc phục.

Vì vậy, để xã hội ngày càng dân chủ, văn minh, quyền con người thật sự được tôn trọng thì quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự cũng phải được thực hiện có hiệu quả.Do đó việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo; đổi mới, kiện toàn tổ chức cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan bổ trợ tư pháp cho phù hợp với yêu cầu đặt ra; nâng cao nhận thức của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và của nhân dân nói chung về vấn đề thực hiện quyền bào chữa là một đòi hỏi cấp thiết để xây dựng một nước ta thành Nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, theo định hướng xã hội chủ nghĩa” như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đề ra .

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo ở việt nam (Trang 112 - 118)