Nghĩa của việc thực hiện pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo ở việt nam (Trang 26 - 28)

can, bị cáo

Thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo sẽ:có ý nghĩa vô cùng quan trọng:

Thứ nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo.

Vấn đề nhân quyền luôn là điểm nóng của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt các thế lực phản động và hiếu chiến luốn lấy vấn đề nhân quyền để kích động nhân dân, chống phá cách mạng. Hiện nay, đất nước ta đang trên đà phát triển mạnh với công cuộc đổi mới toàn diện, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, đặc biệt là phát huy toàn diện quyền tự do dân chủ của công dân, bảo đảm các quyền của con người. Hiến pháp và các văn bản pháp luật liên quan ghi nhận quyền bào chữa của bị can, bị cáo trước các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ chế bảo đảm thực hiện là nhiệm vụ của chính các cơ quan đó chứng tỏ bản chất dân chủ của nhà nước ta.

Quyền bào chữa của bị can, bị cáo mang ý nghĩa chính trị sâu sắc, nó là một trong những nguyên tắc hiến định quan trọng được ghi nhận ở Điều 133 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 với nội dung: "Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình…".Tại Điều 11 BLTTHS quy định cụ thể hơn nữa quyền bào chữa của bị can, bị cáo và đặc biệt quy định cả những bảo đảm cần thiết để quyền bào chữa của bị can, bị cáo được thực hiện. Đó là: "…bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án có nhiệm vụ bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ" [539]. Việc ghi nhận cụ thể cơ chế bảo đảm thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong BLTTHS chứng tỏ quyền dân chủ của công dân và cơ chế tự do dân chủ ngày càng phát triển và mở rộng ở nước ta, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, các quyền công dân ngày càng được tôn trọng và bảo đảm thực hiện.

Thứ hai, đảm bảo dân chủ trong tố tụng hình sự.

Theo quy định tại Điều 11 BLTTHS bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình. Khi bào chữa, bị can, bị cáo có quyền bình đẳng với các chủ thể khác, đặc biệt là bình đẳng với kiểm sát viên - người thay mặt Nhà nước buộc tội bị can, bị cáo trong việc đưa ra chứng cứ và đưa ra yêu cầu tranh luận tại phiên tòa. Sự tranh luận, cọ xát giữa các ý kiến khác nhau, ý kiến buộc tội của kiểm sát viên và ý kiến gỡ tội của bị cáo tại phiên tòa là cần thiết giúp hội đồng xét xử xác định

sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ. Bởi lẽ, trong thực tế các cơ quan tiến hành tố tụng thường chú trọng nhiều đến việc tìm chứng cứ chứng tỏ bị can, bị cáo phạm tội hơn là chú trọng tìm chứng cứ gỡ tội cho bị can, bị cáo. Do vậy, thực hiện nguyên tắc này tạo điều kiện cho bị can, bị cáo có cơ hội để đưa ra những chứng cứ minh oan hoặc giảm nhẹ tội cho mình.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo giúp các cơ quan tiến hành tố tụng có cái nhìn đa chiều về vụ án. Nếu các cơ quan tiến hành tố tụng luôn đi theo một lối mòn đó là luôn tìm chứng cứ buộc tội cho bị can, bị cáo mà ít quan tâm đến việc tìm chứng cứ gỡ tội, hoặc các tình tiết làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo thì thực hiện pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo sẽ là việc bị can, bị cáo hoặc người bào chữa đưa ra các bằng chứng, tài liệu chứng minh cho sự vô tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo. Do có sự cọ sát giữa các lý lẽ, bằng chứng của bên buộc tội và gỡ tội sẽ giúp các cơ quan tiến hành tố tụng đưa ra các quyết định sáng suốt: tuyên bố bị can, bị cáo vô tội hoặc ghi nhận thêm các tình tiết làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.

Thực hiện pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo, sự tham gia tố tụng của người bào chữa đã đáp ứng được yêu cầu bào chữa và đạt được kết quả đáng khích lệ, khắc phục được những vi phạm tố tụng, làm sáng tỏ sự thật khách quan, đảm bảo cho việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; loại trừ dần tình trạng lạm quyền trong việc áp dụng pháp luật và củng cố niềm tin của nhân dân đối với cơ quan tiến hành tố tụng hướng tới xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân.

Bên cạnh đó, sự tham gia của người trong giai đoạn xét xử sơ thẩm còn giúp cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện và sửa chữa những thiếu sót, kịp thời quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án hoặc trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Trong nhiều vụ án, nhờ có sự tham gia tích cực và có chất lượng của người bào chữa mà sự thật vụ án đã được làm sáng tỏ, nhiều bị cáo được Toà án tuyên không phạm tội, giảm nhẹ hình phạt...

Thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo một cách có hiệu quả sẽ tránh được đến mức tối đa tình trạng oan, sai trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Bởi lẽ, chân lý khách quan chỉ được sáng tỏ khi có sự tranh luận giữa các quan điểm khác nhau. Thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo luôn luôn là quan điểm phản biện lại sự

buộc tội. Trên cơ sở tranh luận của của bên buộc tội và bên bào chữa, tòa án với tư cách là cơ quan tài phán mới có đủ điều kiện để xác định sự thật khách quan của vụ án, bảo đảm việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Việc xử lý vụ án nếu chỉ trên cơ sở chứng cứ một chiều, lập luận buộc tội một chiều dễ dẫn đến giải quyết vụ án thiếu khách quan, thậm chí oan sai.

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo ở việt nam (Trang 26 - 28)