Giải pháp về cải cách tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp và bổ trợ tư pháp

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo ở việt nam (Trang 105 - 107)

21 Nguyễn Hà Thanh, Thực trạng tranh tụng hình sự trong tiến trình cải cách tư pháp, Tạp chí TAND tháng 2/2007 (số 4), trang 2.

3.2.2.2. Giải pháp về cải cách tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp và bổ trợ tư pháp

và bổ trợ tư pháp

- Kiện toàn tổ chức, hoạt động của tòa án

Đảng ta đã định hướng: Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người. Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Cải cách tư pháp khẩn trương, đồng bộ; lấy cải cách hoạt động xét xử làm trọng tâm…” và Nghị quyết 49/NQ-TW ngày

02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ rõ việc sắp xếp, tổ chức lại tòa án là yêu cầu tất yếu phải làm “… Đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng đảm bảo tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp…” [34].

Quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng, các Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa, Nhà nước ta cần phải có những giải pháp đồng bộ, sâu rộng trên tất cả mọi mặt, cụ thể:

- Thứ nhất, nâng cao nhận thức và năng lực của các chủ thể, đặc biệt là đội ngũ chủ thể thực hiện chức năng xét xử (Hội đồng xét xử bao gồm: thẩm phán và hội thẩm nhân dân).

Trong lĩnh vực tố tụng hình sự, Hội đồng xét xử có thẩm quyền nhân danh nhà nước áp dụng pháp luật vào từng trường hợp cụ thể: xem xét và phán quyết người bị buộc tội có tội hay không có tội, nếu có tội thì trách nhiệm hình sự như thế nào và các vấn đề khác có liên quan. Theo tinh thần của cải cách tư pháp thì Chủ tọa phiên tòa phải là người trọng tài công tâm để đưa ra các phán quyết chuẩn xác dựa trên kết quả tranh tụng giữa bên buộc tội (kiểm sát viên) và bên gỡ tội (bị cáo và người bào chữa). Để thực sự trở thành người trọng tài công tâm thì người thẩm phán phải có trình độ chuyên môn vững vàng, có nhận thức thống nhất về khái niệm, nội dung và ý nghĩa của thuật ngữ “tranh tụng” trong tố tụng hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp. Cần thay đổi nhận thức thiếu đúng đắn của một số thẩm phán, hội thẩm nhân dân về vai trò của người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, nhất là người bào chữa cho bị cáo khi tham gia tranh tụng tại phiên tòa.

Thẩm phán và hội thẩm nhân dân cần phải ý thức được rằng, họ không phải là một trong các bên tham gia tranh tụng mà chính là người trọng tài điều kiển quá trình tranh tụng giữa các bên tại phiên tòa. Thẩm phán và hội thẩm nhân dân không được can thiệp vào quá trình chứng minh tội phạm tại phiên tòa mà chỉ có nghĩa vụ xác định sự thật khách quan của vụ án, chứng minh căn cứ và lý do cho phán quyết trong bản án hoặc quyết định của mình thông qua kết quả tranh tụng của các bên tại phiên tòa.

Ngành tòa án cần có biện pháp xây dựng đội ngũ thẩm phán đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình. Nếu trình độ,

năng lực của thẩm phán có giỏi đến đâu nhưng số lượng không đủ, công việc quá tải, áp lực công việc đè nặng thì hiệu quả chắc chắn không cao. Chúng ta cần theo hướng: l: “… làm tốt công tác tạo nguồn để bổ nhiệm thẩm phán theo hướng mở rộng nguồn bổ nhiệm thẩm phán không chỉ đối với cán bộ đang công tác trong ngành mà còn cả những người là luật gia, luật sư nếu họ đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.”23.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực, trình độ cho Thẩm phán trước và sau khi bổ nhiệm là công việc phải làm thường xuyên. Việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ xét xử, cập nhật kiến thức mới cho thẩm phán là vô cùng quan trọng. Trong điều kiện hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường của đất nước, cần phải đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng xét xử hình sự cho thẩm phán đối với các vụ án về các tội phạm trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là tội phạm trong các lĩnh vực tham nhũng, chứng khoán, công nghệ thông tin, tài chính ngân hành …

Công tác giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho thẩm phán cũng không kém phần quan trọng. Cần chú ý đến văn hóa ứng xử khi điều khiển tranh tụng của thẩm phán tại phiên tòa. Vấn đề này tuy không được điều chỉnh bởi pháp luật nhưng nó ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của phiên tòa cũng như uy tín, vị thế của thẩm phán nói riêng, của ngành tòa án nói chung.

- Thứ hai, đổi mới tổ chức hoạt động của tòa án theo tinh thần cải cách tư pháp như Nghị quyết số 49 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2002. Theo đó, hệ thống tòa án sẽ được tổ chức lại như sau:

“ tổ Tổ chức tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm: Tòa án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; Tòa án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; Tòa thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm; Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm”24 [34].

Hoạt động của tòa án cần phải theo hướng nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử. Thực tế xét xử hiện nay cho thấy chất lượng tranh tụng tại các 23 Một vài suy nghĩ về cải cách tư pháp ở Canada, Trung quốc và Nhật bản.

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo ở việt nam (Trang 105 - 107)