Bảo đảm về pháp lý

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo ở việt nam (Trang 31 - 33)

Bào chữa là một trong những chế định quan trọng của luật tố tụng hình sự. Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là quyền về tố tụng mà pháp luật dành cho họ để chống lại sự buộc tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự10 [108]. Quyền bào chữa đã được ghi nhận từ lâu trong pháp luật nước ta.

Cách mạng tháng Tám thành công đã giành lại chủ quyền cho đất nước, tự do cho nhân dân. Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông nam Á ra đời. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ghi nhận quyền bào chữa của bị cáo tại bản Hiến pháp đầu tiên, Hiến pháp năm 1946 quy định: "Người bị cáo được quyền tự bào chữa lấy hoặc mượn luật sư" [1935].

Hiến pháp năm 1959 ra đời, quyền bào chữa của bị cáo được khẳng định một cách chặt chẽ hơn. Hiến pháp 1959 không chỉ ghi nhận quyền bào chữa của bị cáo như Hiến pháp 1946 mà còn quy định việc bảo đảm cho quyền đó của bị cáo được thực hiện: "Quyền bào chữa của người bị cáo được bảo đảm" [1935].

Là luật cơ bản của Nhà nước, qua những lần ban hành, sửa đổi, bổ sung các bản Hiến pháp của nước ta luôn trước sau ghi nhận và khẳng định ngày càng chặt chẽ và cụ thể hơn về quyền bào chữa của bị cáo. So với các bản Hiến pháp trước đây, Hiến pháp 1980 còn quy định cơ chế bảo đảm để quyền bào chữa của bị cáo được thực hiện. Đó là: " Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác về mặt pháp lý”.

So với ba bản Hiến pháp trước đây thì quyền bào chữa của bị can, bị cáo được ghi nhận trong các văn bản pháp luật hiện hành một cách đầy đủ nhất. Điều 132 Hiến pháp 1992 quy định: “Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình.

Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và góp phần bảo vệ pháp chế XHCN” [1935].

Cụ thể hóa quy định trên của Hiến pháp, BLTTHS năm 1988 đã quy định việc bảo đảm và cơ quan có trách nhiệm trong việc bảo đảm thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo tại Điều 12: “Bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác 10 Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

bào chữa. Cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án có nhiệm vụ bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ” [431].

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã có sửa đổi, bổ sung mở rộng quyền bào chữa của bị can, bị cáo hơn nữa không những bị can, bị cáo có quyền bào chữa mà cả người bị tạm giữ cũng có quyền bào chữa (Điều 11-BLTTHS năm 2003).

Ngoài ra BLTTHS còn có nhiều quy định liên quan đến việc thực hiện và tạo điều kiện cho việc thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo ở rải rác các điều luật khác nữa. Trong đó quy định về quyền của bị can, bị cáo khi tham gia tố tụng; về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa, những trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng phải đảm bảo có sự tham gia của người bào chữa; trường hợp bào chữa chỉ định mà người bào chữa vắng mặt tại phiên tòa thì hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa; người bào chữa được trình bày lời bào chữa sau khi kiểm sát viên trình bày lời luận tội. Những trường hợp vi phạm các quy định trên đều ảnh hưởng tới quyền bào chữa của bị can, bị cáo và bị coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Tùy theo từng giai đoạn tố tụng mà có các chế tài tố tụng khác nhau như trả hồ sơ để điều tra bổ sung hay hủy án để điều tra lại hoặc xét xử lại.

Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 cũng quy định cụ thể: "Tòa án bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo" [2137]. Văn bản pháp lý góp phần quan trọng trong việc bảo đảm thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo, đó là Pháp lệnh luật sư được ủy ban Thường vụ Quốc hội chính thức thông qua ngày 24/7/2001 và Luật Luật sư được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006 vào có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2007. Đây là những bước tiến mới trong quá trình hoàn thiện chế định luật sư nói chung và quyền bào chữa của bị can, bị cáo nói riêng. Để đáp ứng nhu cầu xã hội đòi hỏi ngày càng cao, đội ngũ luật sư của chúng ta ngày càng phải được hoàn thiện dần về số lượng và chất lượng nhằm tiến kịp và hội nhập bình đẳng với luật sư trong khu vực và trên thế giới. Việc chính quy hóa đội ngũ luật sư, trong đó có luật sư biện hộ là một yêu cầu tất yếu khách quan nhằm thực hiện tốt hơn nữa quyền bào chữa của bị can, bị cáo. Pháp lệnh luật sư năm 2000 thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với hoạt động bổ trợ tư pháp nói chung và quyền bào chữa của bị can, bị cáo nói riêng. Luật Luật sư năm 2006 ra đời tạo cơ sở pháp lý cho sự phát triển nghề luật sư ở Việt Nam, đào tạo và phát triển đội ngũ luật sư có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất, đạo đức tốt, phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các luật sư; tạo cơ sở pháp lý cho việc

chính quy hóa, chuyên nghiệp hóa đội ngũ luật sư của Việt Nam và từng bước đưa nghề luật sư ở nước ta hội nhập khu vực, quốc tế.

Quyền bào chữa của bị can, bị cáo luôn được ghi nhận trong các văn bản pháp luật của nước ta và ngày càng được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo ở việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w