Quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988.

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo ở việt nam (Trang 44 - 47)

13 Điều – BLTTHS năm 2003.

2.1.2. Quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988.

Ngày 18.12.1987, một văn bản pháp luật quan trọng về công tác bào chữa đã được ban hành, đó là Pháp lệnh tổ chức luật sư và theo đó Quy chế Đoàn luật sư kèm theo Nghị định 15-HĐBT ngày 21.02.1989 đã giải thích cụ thể quyền, nghĩa vụ, cơ chế hoạt động của luật sư và tổ chức luật sư.

Tóm lại, Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, mặc dù có những khó khăn nhất định trong cơ chế quản lý, nhưng chế định bào chữa vẫn tiếp tục phát triển theo hướng dân chủ và ngày càng hoàn thiện. Quyền bào chữa của bị cáo đã được mở rộng và phát triển hơn, thể hiện tính nhân đạo và dân chủ trong pháp luật tố tụng hình sự của nước ta, Tuy nhiên, những quy định về quyền bào chữa trong thời kỳ này không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định, như chỉ coi quyền bào chữa là của bị cáo, do vậy việc bào chữa thường chỉ được thực hiện ở giai đoạn xét xử.

2.1.2. Quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988. 1988.

Cùng với sự phát triển của xã hội trên các lĩnh vực khác nhau, một bước phát triển quan trọng của việc hoàn thiện chế định bào chữa trong tố tụng hình sự, đó là Bộ luật tố tụng hình sự đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 28.06.1988 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01.01.1989. Đây là một bước tiến lớn trong lịch sử lập pháp tố tụng hình sự nói chung và chế định bào chữa nói riêng ở nước ta. Sự ra đời của Bộ luật tố tụng hình sự đánh dấu một bước phát triển mới, quan trọng trong việc từng bước hoàn thiện chế định bào chữa, nó đánh dấu sự thay đổi về chất của nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa. Quyền bào chữa được ghi nhận trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 tại Điều 12 không chỉ thuộc về bị cáo mà nó còn thuộc về bị can với nội dung:

"Bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án có nhiệm vụ bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ” [431].

Quyền bào chữa của bị can, bị cáo được hiểu theo 3 nội dung: - Bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa;

- Bị can, bị cáo có quyền nhờ người khác bào chữa cho mình; 14 Phạm Hồng Hải – Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội – NXB Công an nhân dân 1999.

- Cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án có nhiệm vụ đảm bảo cho bị can, bị cáo những khả năng thực tế và các biện pháp do pháp luật quy định thực hiện quyền bào chữa.

Bộ luật tố tụng hình sự cũng phân biệt rõ khái niệm bị can và bị cáo tại Điều 34. Theo đó, bị can là người đã bị cơ quan có thẩm quyền khởi tố về hình sự. Bị cáo là người đã bị tòa án quyết định đưa ra xét xử. Đồng thời Điều 34 cũng khẳng định lại một lần nữa, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình.

Cùng với Bộ luật tố tụng hình sự, Hiến pháp năm 1992 - Hiến pháp của thời kỳ đổi mới và mở rộng dân chủ đã khẳng định, "Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình…” [ 19 35 ] .

Như vậy, quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong giai đoạn này đã được quy định cụ thể và có các cơ chế bảo đảm. Đó là nhiệm vụ của cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án trong quá trình tiến hành tố tụng. Điều này thể hiện rõ sự tiến bộ rõ nét của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam nói chung và việc thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo nói riêng trong tố tụng hình sự. Nó góp phần mở rộng cơ chế dân chủ trong tố tụng hình sự cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo.

Qua nghiên cứu một số vấn đề chung về quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong giai đoạn này có thể rút ra những kết luận sau:

1- Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là một trong những chế định quan trọng không thể thiếu được trong luật tố tụng hình sự Việt Nam. Mặc dù quyền bào chữa ngày nay được quy định và thừa nhận trong pháp luật của các nước trên thế giới nhưng xung quanh khái niệm và nội dung của nó còn nhiều ý kiến khác nhau cần được xem xét và làm rõ từ góc độ lý luận và thực tiễn.

2- Quyền bào chữa chỉ thuộc về bị can, bị cáo. Thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo là một yêu cầu khách quan nhằm xác định sự thật của vụ án và bảo đảm không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

3- Quyền bào chữa ở Việt Nam có tính ổn định và tính hoàn cảnh lịch sử. Tính ổn định thể hiện ở chỗ quyền bào chữa của bị can, bị cáo được ghi nhận một cách nhất quán trong các bản hiến pháp và các văn bản pháp luật, bao gồm quyền tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa. Tính hoàn cảnh lịch sử thể hiện ở những bảo đảm pháp lý và

trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng đối với việc thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo cần được tính toán, cân nhắc phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử của từng giai đoạn cách mạng với khả năng thực tế của cơ quan tiến hành tố tụng cũng như các cơ quan bổ trợ tư pháp trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Quyền bào chữa chỉ có trong tố tụng hình sự, điều này được chứng minh bằng các văn bản pháp luật như Hiến pháp, Bộ luật tố tụng hình sự. Trong các văn bản pháp luật khác như Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế... đều không quy định về quyền bào chữa.

4- Cơ sở của việc quy định quyền bào chữa của bị can, bị cáo bắt nguồn từ việc bảo đảm thực hiện quyền con người. Qua các thời kỳ phát triển quyền bào chữa của bị can, bị cáo đã ngày càng được mở rộng và trở thành một trong những nguyên tắc hiến định quan trọng, một nguyên tắc cơ bản không thể thiếu được trong tố tụng hình sự.

5- Việc thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo gắn liền với quá trình thực hiện dân chủ hóa trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cùng với sự phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội, mở rộng dân chủ, việc thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo ngày càng được mở rộng và hoàn chỉnh bảo đảm thực hiện và thực sự trở thành một trong những biểu hiện của quyền dân chủ trong tố tụng hình sự Việt Nam.

6- Thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự luôn gắn liền với sự phát triển của ý thức pháp luật và ý thức về quyền công dân của bị can, bị cáo nói riêng, của những người tiến hành tố tụng và của mọi công dân nói chung. Cùng với sự phát triển nhanh của xã hội, đặc biệt là trong những năm gần đây, không chỉ riêng bị can, bị cáo mà mọi người dân Việt Nam nói chung đã ngày càng nhận thức đầy đủ hơn những quyền năng mà pháp luật đã dành cho họ để bảo vệ danh dự, nhân phẩm của mình, trong đó có quyền bào chữa và những bảo đảm cần thiết để quyền này được thực hiện trong thực tế.

7- Trong xã hội ngày nay, hơn bao giờ hết quyền bào chữa của bị can, bị cáo là một nguyên tắc hiến định; có liên quan chặt chẽ với các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; một nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự. Thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo có mối liên quan chặt chẽ với nguyên tắc suy đoán vô

tội. Việc thực hiện tốt và có hiệu quả nguyên tắc suy đoán vô tội là tiền đề quan trọng để bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ. Điều đó có nghĩa là, chừng nào chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì bị can, bị cáo không thể bị coi là người có tội. Nếu không triệt để tuân thủ nguyên tắc này thì việc điều tra, truy tố, xét xử sẽ trở thành vô nghĩa khi trước đó ta đã coi họ là người có tội. Việc hiểu đúng tinh thần của nguyên tắc suy đoán vô tội sẽ tránh được việc đồng nhất khái niệm bị can, bị cáo với khái niệm người có tội, tránh được tình trạng định kiến với bị can, bị cáo dẫn đến việc không khách quan trong quá trình giải quyết vụ án, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo15 [ 45 42 ] .

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo ở việt nam (Trang 44 - 47)