Bảo đảm về thực tế

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo ở việt nam (Trang 33)

Pháp luật tố tụng hình sự một mặt quy định quyền bào chữa của bị can, bị cáo, mặt khác pháp luật tố tụng hình sự cũng quy định trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng để đảm bảo cho quyền bào chữa của bị can, bị cáo được thực hiện trên thực tế.

Điều 11- BLTTHS năm 2003 quy định: “Cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện q uyền bào chữa của họ theo quy định của Bộ luật này”.

Như vậy, có thể nói quyền bào chữa của bị can, bị cáo gắn liền với nhiệm vụ của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện quyền đó trong các giai đoạn tố tụng.

Để cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện tốt nhiệm nói trên theo quy định của pháp luật, nhà nước đã thành lập và cho phép thành lập một số cơ quan, tổ chức như các đoàn luật sư, các tổ chức trợ giúp pháp lý, các cơ quan bổ trợ tư pháp... Các cơ quan, tổ chức này đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của công dân cũng như quyền bào chữa của bị can, bị cáo.

*/ Đối với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng

Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 BLTTHS năm 2003 thì cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án. Các cơ quan này được giao thực hiện chức năng tố tụng trong việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án; quyết định đã có hiệu lực nhằm nhanh chóng phát hiện hành vi phạm tội, xử lý “đúng người, đúng tội, đúng pháp luật không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội” [539]11. Để thực hiện chức năng của mình các cơ quan tiến hành tố tụng phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách toàn diện, khách quan và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định là có tội và những chứng cứ xác định là vô tội, các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo (Điều 10 – BLTTHS năm 2003).

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo ở việt nam (Trang 33)