THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN BÀO CHỮA CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo ở việt nam (Trang 38)

13 Điều – BLTTHS năm 2003.

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN BÀO CHỮA CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO Ở VIỆT NAM

CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO Ở VIỆT NAM

CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO Ở VIỆT NAM

Quá trình phát triển của Luật tố tụng hình sự nói chung và sự phát triển của chế định quyền bào chữa của bị can, bị cáo nói riêng luôn gắn liền với sự phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội và sự phát triển của nền dân chủ ở nước ta. Nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo ta thấy có thể chia thành các giai đoạn như sau:

2.1.1. Giai đoạn trước khi có Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988

Với thắng lợi của Cách mạng tháng 8, bộ máy chính quyền của nhà nước phong kiến thuộc địa từ trung ương đến địa phương bị đập tan và nước Việt Nam dân chủ cộng hòa – Nhà nước đầu tiên của giai cấp công nhân và nông dân ở Đông Nam Á được thành lập. Mặc dù trong những ngày đầu cách mạng mới thành công có biết bao nhiệm vụ cần giải quyết, trong đó có nhiệm vụ đấu tranh chống các loại tội phạm nhưng chính quyền dân chủ nhân dân rất quan tâm tới nhiệm vụ bảo vệ các quyền dân chủ của công dân trong đó có quyền bào chữa trước tòa án. Chỉ ít ngày sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 33c ngày 13 tháng 9 năm 1945 về việc thành lập Toà án quân sự, trong đó có quy định: "Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bênh vực cho họ"ọ.

Ngày 10.10.1945, Nhà nước đã ban hành Sắc lệnh quy định tổ chức các Đoàn thể luật sư. Theo quy định tại Điều 2 Sắc lệnh nói trên, các luật sư có quyền làm nhiệm vụ bào chữa trước tất cả các tòa án cấp tỉnh trở lên và trước tất cả các tòa án quân sự. Cho đến ngày 24.01.1946, khi Nhà nước ban hành Sắc lệnh số 13/SL về tổ chức các tòa án và các ngạch thẩm phán, quy định trên về quyền bào chữa của luật sư trước tòa án vẫn được giữ lại và được thể chế hóa trong Điều 46 Sắc lệnh này như saulà: “Các luật sư có quyền biện hộ trước tất cả các tòa án trừ những tòa án sơ cấp”.

Với sự ra đời của các sắc lệnh nêu trên kèm theo những quy định về vai trò, vị trí của Luật sư trong một số phiên tòa xét xử các vụ án hình sự, nền tư pháp nói chung và hoạt động tố tụng hình sự nói riêng dưới chế độ mới có những thay đổi cơ bản so

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo ở việt nam (Trang 38)