Thực hiện pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo phải nằm trong chương trình cải cách tư pháp và phù hợp với tiến trình xây dựng nhà nước

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo ở việt nam (Trang 94 - 96)

21 Nguyễn Hà Thanh, Thực trạng tranh tụng hình sự trong tiến trình cải cách tư pháp, Tạp chí TAND tháng 2/2007 (số 4), trang 2.

3.1.1. Thực hiện pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo phải nằm trong chương trình cải cách tư pháp và phù hợp với tiến trình xây dựng nhà nước

trong chương trình cải cách tư pháp và phù hợp với tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền

Quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong BLTTHS hiện nay đã được mở rộng rất nhiều so với BLTTHS năm 1988, việc mở rộng quyền này hoàn toàn phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp mà nước ta đang thực hiện. Thực hiện pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo phải nằm trong chương trình cải cách tư pháp.

Vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp cho ngang tầm nhiệm vụ trong thời kỳ mới đã được đề ra trong Nghị quyết 8 Trung ương Đảng khóa VII, Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, lần thứ IX, X, Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới là nhiệm vụ cấp bách của nhà nước ta nói chung và của các cơ quan tư pháp nói riêng. Đây là Nghị quyết quan trọng, đề ra các chủ trương lớn có tính đột phá nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cải cách tư pháp; xây dựng các cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân trong tiến trình phát huy nội lực, chủ động hội nhập khu vực và quốc tế. Nghị quyết đã đặc biệt đề cao việc bảo đảm quyền và lợi ích của công dân khi tham gia tố tụng, Nghị quyết có những quan điểm chỉ đạo như “bảo đảm tranh tụng với Luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác...”[12], “ các cơ quan tư pháp có trách nhiệm tạo điều kiện để Luật sư tham gia vào quá trình tố tụng: tham gia hỏi cung bị can, nghiên cứu hồ sơ vụ án, tranh luận dân chủ tại phiên toà...”[12]… Nghị quyết số 08 đã mở đường cho quá trình đảm bảo thực hiện quyền tố tụng của công dân. Quyền bào chữa

của bị can, bị cáo được đảm bảo ngay trong giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng

(người bị tạm giữ có quyền mời người bào chữa, người bào chữa có quyền tham gia hỏi cung bị can…), đặc biệt trong giai đoạn xét xử - giai đoạn then chốt của quá trình tố tụng quyền tranh tụng của người bào chữa được mở rộng hơn và có các thiết chế đảm bảo thực hiện tranh luận dân chủ tại phiên tòa; các cơ quan tiến hành tố tụng có trách đảm bảo cho bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ. Trong Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng đã nhấn mạnh: “Đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp” [34].

Chúng ta đang xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đó là nhà nước luôn lấy dân là gốc, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân luôn là nguyên tắc trong các đạo luật do nhà nước ban hành. Ở nhà nước pháp quyền, pháp luật được coi là tối thượng, pháp luật điều chỉnh đến từng quan hệ trong xã hội, mọi người sống và làm việc theo pháp luật. Về bản chất, nhà nước pháp quyền là nhà nước dân chủ, trong nhà nước pháp quyền chủ quyền của nhân dân là hình thức thể hiện cao nhất của dân chủ, nhà nước là công cụ để bảo đảm thực sự chủ quyền của nhân dân, bảo vệ pháp luật và phục vụ nhân dân. Hệ thống các cơ quan tư pháp trong nhà nước pháp quyền là công cụ hữu hiệu để bảo vệ các quyền và tự do của nhân dân, hạn chế đến mức thấp nhất sự xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Là một bộ phận của bộ máy nhà nước, cải cách tư pháp phải bảo đảm cho hệ thống các cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh; hoạt động của các cơ quan này phải mang đầy đủ bản chất và những nguyên tác cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp hữu hiệu: Nhà nước xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, ở đó quyền bào chữa của bị can, bị cáo được quy định đầy đủ và có các thiết chế đảm bảo thực hiện; xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch; vững mạnh; hoạt động đồng bộ, trong đó quy định rõ quyền và trách nhiệm của các cơ quan tư pháp trong việc đảm bảo thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo. Hoạt

động của các cơ quan tư pháp phải đảm bảo tính minh bạch, công khai, có sự tham gia, giám sát của nhân dân. Việc tham gia của nhân dân vào hoạt động tư pháp; thực hiện xét xử tập thể theo nguyên tắc tranh tụng công khai; bảo đảm quyền đại diện, bào chữa của bị can, bị cáo; bảo đảm quyền bình đẳng của luật sư với cơ quan tiến hành tố tụng, tạo điều kiện để luật sư tham gia vào quá trình tố tụng từ khi khởi tố bị can, hỏi cung bị can, nghiên cứu hồ sơ vụ án, tranh luận dân chủ tại phiên tòa; việc phán quyết của tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ pháp lý, các ý kiến của kiểm sát viên (người buộc tội), người bào chữa, bị cáo… là những hình thức bảo đảm tính dân chủ trong hoạt động tư pháp.

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo ở việt nam (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w