Các mô hình nông lâm kết hợp chủ yếu ở Indonesia

Một phần của tài liệu nghiên cứu mô hình kinh tế sinh thái trên đất cát vùng ven biển huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 33 - 34)

- Mô hình NLKH theo kiểu nông trại

+ Mô hình NLKH theo kiểu vườn hộ (pekarangan) là một sự kết hợp giữa cây ngắn ngày, cây lâu năm và vật nuôi trong khu vườn quanh nhà. Nó là một hệ thống canh tác tương hỗ với ranh giới ựược xác ựịnh ựể phục vụ nhiều chức năng khác nhau về kinh tế, sinh học tự nhiên và văn hoá xã hội.

điển hình cấu trúc của mô hình này là vườn hộ trồng xen nhiều tầng. + Mô hình 3 tầng: một phương thức trồng và thu hoạch cỏ, cây họ ựậu, cây bụi và cây trồng làm thức ăn cho gia súc. Tầng thứ nhất, bao gồm cỏ và cây họ ựậu, nhằm cung cấp cỏ cho chăn nuôi gia súc trong mùa mưa. Tầng thứ 2 bao gồm cây bụi dùng ựể cung cấp nguyên liệu lợp mái, làm hàng rào và có thể tận dụng lá của chúng làm thức ăn gia súc. Tầng thứ 3, bao gồm các cây thân gỗ nhằm cung cấp gỗ, củi và trái cây.

- Mô hình NLKH dựa vào rừng: ở mô hình này chủ yếu là canh tác nương rẫy (hay còn gọi chặt, phá, ựốt, bỏ hay làm nương, rẫy du canh). Canh tác nương rẫy bao gồm rất nhiều kỹ thuật theo sự ựa dạng của ựiều kiện tự nhiên.

Ở Apo Kayan (đông Kalimantan), ựa số là rừng tái sinh ựược phát, ựốt và dọn sạch ựể sản xuất NN, giai ựoạn bỏ hoá 10 ựến 30 năm. Người nông dân tin rằng giai ựoạn bỏ hoá như vậy ựủ lâu ựể giảm cỏ dại và ngăn chặn sự thoái hoá ngắn hạn của rừng biến thành rừng cây lau, cây bụi. Một số nơi ở khu vực này có thể bỏ hoá dài hơn (40 ựến 50 năm) ựể ngăn ngừa giảm ựộ phì nhiêu của ựất ựai và xâm chiếm của cỏ dại. Những người nông dân ựã lấy ựược giá trị của việc bỏ hoá dài hạn trong canh tác nương rẫy.

Ở Long Segar (cũng ở đông Kalimantan), người ta canh tác nương rẫy bằng cách phát dọn sạch rừng (chủ yếu rừng nguyên sinh) ựể canh tác nương rẫy.

- Hệ canh tác Taungya: Là mô hình khuyến khắch trồng rừng theo phương thức truyền thống Tumpangsari, nông dân ựược quyền trồng cây lương thực giữa các hàng cây (trồng trong 2 năm ựầu). Ngoài ra, mô hình Tumpangsari này còn cho phép trồng cây ăn quả, cỏ và các loại cây trồng khác giữa những hàng cây rừng trong suốt luân kỳ của rừng trồng.

Trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội Ờ Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦẦ..

Một phần của tài liệu nghiên cứu mô hình kinh tế sinh thái trên đất cát vùng ven biển huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 33 - 34)