7. Cấu trúc của luận văn
1.2.1.1 Xu hƣớng toàn cầu hóa kinh tế
Trong thời đại ngày nay, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế đã và đang là một trong những vấn đề thời sự đối với hầu hết các nƣớc. Nƣớc nào đóng cửa với thế giới là đi ngƣợc xu thế chung của thời đại. Trái lại, mở cửa hội nhập tuy có phải trả giá nhất định song đó là yêu cầu tất yếu đối với sự phát triển của mỗi nƣớc.
Thực tế cho thấy toàn cầu hóa góp phần tăng cƣờng quốc tế hóa luồng vốn do vậy luồng vốn sẽ dễ dàng di chuyển từ nƣớc này qua nƣớc khác. Toàn cầu hóa kinh tế thế giới cũng tạo ra tác động tích cực đến FDI. Hiện nay, nhiều công ty xem toàn thế giới nhƣ là thị trƣờng của mình và thực hiện FDI nhằm đạt đƣợc sự hiện diện ở nhiều khu vực trên thế giới. Nhiều doanh nghiệp hiện nay tin rằng điều quan trọng là phải có các
cơ sở sản xuất gần khách hàng chính của mình. Điều này cũng tạo áp lực lớn hơn đối với FDI.
Đến nay, Việt Nam đã trở thành điểm đến của nhiều tập đoàn hàng đầu trên thế giới trong nhiều lĩnh vực nhƣ BP, Total, Unilever, Toyota, Canon, Samsung, Intel,…với những sản phẩm chất lƣợng quốc tế, qua đó vừa góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ khu vực và thế giới, vừa tạo động lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nƣớc nhằm thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Chủ trƣơng đƣờng lối của nƣớc ta trong giai đoạn tới sẽ mở cửa, giao thƣơng hợp tác kinh tế mạnh mẽ hơn cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Quan hệ quốc tế ngày càng lớn mạnh, là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế lớn và ngày càng có vị thế trên trƣờng quốc tế, nhƣ ASEAN, WTO, PACIFIC và sắp tới là Hiệp định TPP sẽ là cơ hội lớn để hội nhập và phát triển.