7. Cấu trúc của luận văn
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bình Dƣơng nói riêng
Qua kinh nghiệm thu hút FDI vào các KCN của một số nƣớc Châu Á và kinh nghiệm của một số địa phƣơng nổi bật của Việt Nam, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong thu hút vốn FDI vào các KCN tỉnh Bình Dƣơng nhƣ sau:
+ Trước hết, quá trình quy hoạch phát triển KCN phải phù hợp quy hoạch phát triển KT-XH chung, với tiềm năng và lợi thế của địa phƣơng, với điều kiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của khu vực, và đảm bảo an ninh quốc phòng.
Việc quy hoạch phát triển KCN phải đảm bảo đồng bộ giữa phát triển cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN và quá trình đô thị hóa: giao thông, điện, nƣớc, hạ tầng xã hội phục vụ đời sống công nhân, khu dân cƣ dịch vụ phục vụ cho KCN.
+ Thứ hai, đơn giản hóa tối đa các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ, đặc biệt là các thủ tục liên quan đến việc cấp phép đầu tƣ. Thực hiện quản l đối với KCN theo cơ chế “một cửa, tại chỗ” đảm bảo yêu cầu giải quyết nhanh gọn, chính xác các yêu cầu của KCN và doanh nghiệp KCN đặt ra.
+ Thứ ba, lựa chọn nhà đầu tƣ có chọn lọc: cần tập trung vận động thu hút các dự án đầu tƣ có quy mô lớn thuộc các ngành công nghiệp chứa hàm lƣợng tri thức và công nghệ cao; tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, phát triển theo hƣớng hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
+ Thứ tư, tạo quỹ đất sẵn sàng cho thu hút đầu tƣ. Theo đó, cần tăng cƣờng sự phối hợp với chính quyền địa phƣơng và các công ty phát triển hạ tầng KCX, KCN đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, chuẩn bị sẵn sàng quỹ đất để giới thiệu cho các nhà đầu tƣ tiềm năng.
+ Thứ năm, công tác marketing, xúc tiến đầu tƣ vào các KCN cần đƣợc quan tâm đầu tƣ đúng mức, đảm bảo phát huy hiệu quả. Thƣờng xuyên lập các đoàn công tác đi xúc tiến đầu tƣ tại nhiều nƣớc có nền kinh tế phát triển nhằm quảng bá, kêu gọi các tập đoàn kinh tế có tiềm năng đầu tƣ vào KCN của địa phƣơng.
+ Thứ sáu, giữ vững môi trƣờng an ninh ổn định, đảm bảo trật tự an toàn xã hội nhằm tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tƣ.
TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Thông qua việc phân tích và tổng hợp các lí thuyết về việc hình thành các KCN và hình thức FDI, ta nhận thấy những tác động tích cực của FDI đối với nền kinh tế tiếp nhận nói chung và cho địa phƣơng tiếp nhận nói riêng mà trong đó, các KCN tập trung là một công cụ hữu hiệu trong thu hút các nguồn vốn này. FDI đã đóng góp lƣợng vốn đáng kể trong tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH-HĐH, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ; góp phần nâng cao năng lực xuất khẩu, tạo ra những cơ hội và ƣu thế mới để tham gia có hiệu quả vào quá trình tự do hoá thƣơng mại toàn cầu và khu vực.
Nhận biết tầm quan trọng của nguồn vốn này và các nhân tố ảnh hƣởng khách quan và chủ quan của luồng FDI, Bình Dƣơng đã có những chính sách thông thoáng nhằm thu hút FDI trong thời kì hội nhập thông qua mô hình KCN tập trung, kết quả là trong nhiều năm qua, nền kinh tế Bình Dƣơng có tốc độ phát triển khá cao, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển công nghiệp và xây dựng.
Trên cơ sở đƣa ra các l luận nêu trên và các bài học rút ra từ một số nƣớc Đông Nam Á mà điển hình Thái Lan và Trung Quốc và một số địa phƣơng của Việt Nam nhƣ TP.HCM và Đồng Nai, Chƣơng 1 của Luận văn đóng vai trò là nền tảng để phân tích thực trạng thu hút vốn FDI vào KCN tỉnh Bình Dƣơng trong thời gian qua, từ đó đƣa ra các đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng thu hút vốn FDI vào KCN tỉnh Bình Dƣơng cho Chƣơng 3.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN FDI VÀO CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƢƠNG TRONG THỜI GIAN QUA