7. Cấu trúc của luận văn
3.3.1.2. Giải pháp về đổi mới công nghệ
KH&CN giữ vai trò quyết định trong lĩnh vực phát triển mô hình KCN kiểu mẫu mang tầm quốc tế và Khu công nghệ cao. Để thực hiện mục tiêu đƣa tỉnh Bình Dƣơng đi trƣớc cả nƣớc từ 3 - 5 năm về công nghiệp hóa thì từ nay đến năm 2020 phải tập trung giải quyết tốt về vấn đề công nghệ. Hiện nay, hầu hết các DN khi muốn đổi mới công nghệ phải vay vốn với lãi suất cao nên khó có điều kiện để thực hiện hoạt động nghiên cứu, phát triển hoặc nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến từ nƣớc ngoài. Tuy Nhà nƣớc đã đề ra chính sách ƣu đãi nhƣng mới chỉ giới hạn ở DN công nghệ cao và DN khoa học và công nghệ, và sự ƣu đãi mới chủ yếu tập trung vào chính sách thuế. Theo đó, muốn nhân rộng mô hình đổi mới công nghệ thì ƣu đãi đầu tƣ phải đến từng DN, Chính quyền địa phƣơng phải hiểu rõ thực trạng, nhận thấy nhu cầu đổi mới công nghệ của các DN và đồng hành cùng DN trong suốt quá trình này. Cụ thể có các hƣớng tiếp cận khả thi sau:
- Triển khai thí điểm cơ chế hợp đồng đặt hàng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Tổ chức chƣơng trình kết nối ngân hàng - DN, khuyến khích lập Quỹ Phát triển KH&CN của DN và Chƣơng trình kích cầu đầu tƣ tại địa phƣơng.
- Miễn giảm thuế cho phần vốn nghiên cứu đổi mới công nghệ, miễn giảm cho các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lƣợng thay thế hàng nhập khẩu và xuất khẩu trong một thời gian nhất định (khoảng 5 năm).
- Tăng phần ngân sách cho việc hỗ trợ nghiên cứu, triển khai, áp dụng công nghệ mới từ 3 - 7% GDP (hiện nay là 2-5% GDP).
- Gắn kết giữa DN với các Trƣờng Đại học, Viện nghiên cứu trong cả nƣớc để triển khai ứng dụng KH-KT và đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ của DN và chú trọng việc xây dựng thị trƣờng khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh.
- Tiến hành lập Đề án điều tra trình độ công nghệ đối với các ngành hàng sản xuất công nghiệp chủ lực trên địa bàn. Lập ngân hàng dữ liệu thông tin về công nghệ để hỗ trợ, cung cấp thông tin, tƣ vấn doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trƣờng công nghệ, lựa chọn công nghệ phù hợp để doanh nghiệp đƣa ra quyết định đầu tƣ, đổi mới sản xuất và hỗ trợ đàm phán các hợp đồng chuyển giao công nghệ.
- Ƣu tiên các dự án đầu tƣ sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch thân thiện môi trƣờng. Xây dựng cơ chế đặc biệt thu hút các nhà đầu tƣ, tranh thủ các kênh chuyển giao, hợp tác KH-CN. Xây dựng thƣơng hiệu và phát triển sản phẩm công nghệ cao. Hình thành một số ngành, sản phẩm, doanh nghiệp công nghệ cao.
- Tiếp tục thực hiện chủ trƣơng khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý tiêu chuẩn quốc tế: ISO, HACP, TQM, BVQI, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000…, thực hiện đăng k bảo hộ thƣơng hiệu, nhãn mác sản phẩm và quyền sở hữu công nghiệp phục vụ phát triển hội nhập.
- Ban hành chính sách ƣu đãi để thu hút nguồn nhân lực cho hoạt động KH&CN. Đối với các cán bộ quản lý giỏi, các chuyên gia khoa học kỹ thuật đầu đàn, công nhân có tay nghề cao...đến tỉnh làm việc đƣợc hƣởng chế độ ƣu đãi về nhà ở, đất ở, phƣơng tiện đi lại, phƣơng tiện làm việc, phụ cấp lƣơng...
- Ngoài việc thông qua FDI để đi thẳng vào công nghệ hiện đại, cần nhập khẩu công nghệ và thiết bị có chọn lọc để loại bỏ ngay từ đầu các công nghệ đã lạc hậu, tránh làm bãi rác công nghệ cho các nƣớc phát triển.
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp CN tiếp cận công nghệ mới, từng bƣớc thay thế dần các công nghệ, thiết bị lạc hậu. Đối với các DN có khó khăn về nguồn vốn đầu tƣ nên hiện đại hóa từng phần, từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất, đặc biệt các công đoạn có tính quyết định đến chất lƣợng sản phẩm.
- Tăng cƣờng hiệu quả của Quỹ Đầu tƣ KH&CN, xã hội hóa đầu tƣ cho KH&CN, ƣu tiên cho các DN trích lập và sử dụng Quỹ Phát triển KH&CN để tạo điều kiện hiện thực hóa công cuộc CNH-HĐH.