7. Cấu trúc của luận văn
3.3.5. Nhóm giải pháp bảo vệ môi trƣờng nhằm phát triển bền vững
Bên cạnh những bƣớc tiến dài trong phát triển kinh tế, các KCN mang lại không ít bất cập cho môi trƣờng sống, làm việc, học tập trên địa bàn. Vì vậy hiện nay những việc cần gấp rút thực hiện nhƣ sau:
- Xử l nghiêm ngặt các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng, hƣớng dẫn các doanh nghiệp FDI thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Xây dựng dự án đầu tƣ xử l rác thải của tỉnh Bình Dƣơng, xây dựng chƣơng trình đổi mới công nghệ ở các ngành mũi nhọn góp phần làm giảm ô nhiễm môi trƣờng; Thực hiện tốt chủ trƣơng di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ô nhiễm ra khỏi khu đô thị, khu dân cƣ và khu du lịch.
- Tiếp tục lập lại kỷ cƣơng pháp luật trong khai thác tài nguyên khoáng sản theo hƣớng chuyển dần các khu vực khai thác mỏ ở phía Nam lên phía Bắc của tỉnh, làm tốt công tác cải tạo đóng cửa mỏ sau khi khai thác để hạn chế tối đa việc khai thác khoáng sản phá hoại môi trƣờng sinh thái.
- Những dự án đầu tƣ vào KCN phải hoàn tất các hạng mục công trình xử l chất thải, thực hiện đúng phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng, có hệ thống xử l nƣớc thải đạt tiêu chuẩn môi trƣờng mới đƣợc phép hoạt động. Các doanh nghiệp đang hoạt động đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề độc hại, khi cho thuê đƣợc 50% diện tích thì phải tiến hành xây dựng trạm xử l nƣớc thải tập trung và bảo đảm chất thải ra môi trƣờng phải đạt tiêu chuẩn cho phép.
- Cần tăng cƣờng cơ sở vật chất cho Trung tâm quan trắc và phân tích môi trƣờng để đáp ứng tốt cho việc quản l Nhà nƣớc về môi trƣờng.
- Giảm thiểu ô nhiễm: Trong tình hình thực tế hiện nay, để quá trình quản l đƣợc chặt chẽ và tạo nền tảng cho các nhà máy áp dụng các phƣơng pháp giảm thiểu chất thải, cần áp dụng ISO và tiến tới xây dựng mô hình các mô hình sau:
+ Mô hình quản l chất thải cho nhà máy: Vai trò chỉ đạo triển khai của Ban lãnh đạo công ty là yếu tố quyết định sự thành công. Mô hình này đòi hỏi sự tƣơng tác vận hành của các phòng ban và quản l lãnh đạo của công ty.
+ Mô hình quản l chất thải cho KCN: đẩy mạnh tối đa việc tái chế và tái sử dụng chất thải trong phạm vi nhà máy; các nhà máy quan hệ với nhau theo mối quan hệ tƣơng hỗ dƣới sự giám sát và quản l của Ban Quản l KCN. Sở Tài nguyên và môi trƣờng sẽ hỗ trợ về mặt chuyên môn và quản l tổng thể.
+ Phân loại chất thải: chất thải trong KCN đƣợc chia làm 04 nhóm nhƣ sau: Chất thải có khả năng trao đổi trực tiếp trong KCN; Chất thải có khả năng trao đổi trực tiếp với bên ngoài KCN; Chất thải có khả năng trao đổi sau khi tái chế; Chất không có khả năng trao đổi (chất thải cần xử l ).
+ Mô hình trao đổi chất thải: Để xây dựng mô hình trao đổi chất thải, cần thu thập các thông tin về các dạng chất thải trong KCN và những nhà máy có khả năng sử dụng chất thải làm nguyên liệu đầu vào. Từ đó có biện pháp xử l thích hợp.
+ Thiết kế trung tâm trao đổi chất thải có các công trình đơn vị tƣơng ứng để đáp ứng nhu cầu trao đổi, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử l triệt để chất thải trƣớc khi thải ra môi trƣờng, hoặc giao các đơn vị chức năng xử l .