7. Cấu trúc của luận văn
1.4.1.1. Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan là một trong những nƣớc có nhiều điểm tƣơng đồng với Việt Nam về điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu, tài nguyên), về xã hội (một số tập quán, dân số đông, dung lƣợng thị trƣờng tiềm năng lớn). Năm 1972, Thái Lan bắt đầu xây dựng các KCN, đến 2014 đã có hơn 150 khu đi vào hoạt động. Các KCN hiện vẫn chƣa lấp đầy toàn bộ, nhƣng trong hơn 40 năm phát triển, các KCN đã góp phần đắc lực giúp Thái
Lan nhanh chóng vƣợt qua thời kỳ đầu của quá trình CNH, và đang chuẩn bị chuyển mình thành con rồng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á, sau Singapore.
Chính sách ƣu đãi dành cho đầu tƣ vào KCN của Thái Lan khá rộng rãi, đặc biệt là Thái Lan cho phép nhà ĐTNN có quyền sở hữu đất trong KCN (Malaysia chỉ “bán” có thời hạn tới 99 năm, Indonesia cho thuê tối đa là 60 năm, Trung Quốc cho “quyền sử dụng đất” tối đa 50 năm nhƣng đƣợc quyền chuyển nhƣợng và thế chấp).
Chính phủ Thái Lan có chủ trƣơng phát triển cân đối lãnh thổ bằng cách thực hiện chính sách ƣu đãi tài chính hoàn toàn khác nhau ở 3 vành đai KCN. Chẳng hạn, thuế nhập khẩu thiết bị - máy móc: vành đai 1, 2 đƣợc giảm 50%, vành đai 3 đƣợc miễn hoàn toàn; thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất: vành đai 1, 2 đƣợc miễn trong vòng 3 năm, vành đai 3 miễn 5 năm; thuế thu nhập công ty: vành đai 1 đƣợc miễn 3 năm, vành đai 2 miễn 7 năm, vành đai 3 - 8 năm và đƣợc giảm 50% trong 5 năm tiếp theo,
Bộ máy quản lý thống nhất theo cơ chế “một cửa”, các hoạt động từ điều tra, thiết kế ban đầu, đến những quy định thủ tục cấp giấy phép…đều tập trung vào Cục quản lý các KCN Thái Lan (IEAT). Các nhà đầu tƣ chỉ mất một ngày là làm xong mọi thủ tục, và chỉ sau một tuần có thể nhận đƣợc giấy phép bƣớc vào xây dựng.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng nhƣ hiện nay, việc thu hút FDI vào các KCN, KCX của Thái đang là cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trong khi đó, những lợi thế tƣơng đối mà Thái Lan đã có trƣớc đây nhƣ lao động, đất đai ngày càng giảm đi; tài nguyên thì cạn kiệt, giá đất và lao động không ngừng tăng cao.