Cơ sở hạ tầng ĩ thuật phục vụ cho phát triển các KCN

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bình dương giai đoạn 2015 2025 (Trang 73 - 74)

7. Cấu trúc của luận văn

2.5.2.Cơ sở hạ tầng ĩ thuật phục vụ cho phát triển các KCN

Sau hơn 20 năm đi vào CNH-HĐH, Bình Dƣơng đã biến vùng đất thuần nông thành những khu, cụm công nghiệp có kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại tiêu biểu cho cả nƣớc. Trong 27 KCN đang hoạt động có những KCN tiêu biểu đƣợc chọn làm KCN kiểu mẫu, điển hình cho cả nƣớc về xây dựng kết cấu hạ tầng, về tốc độ thu hút đầu tƣ, quản lý sản xuất và bảo vệ môi trƣờng nhƣ KCN Việt Nam - Singapore (VSIP I, VSIP II), các khu công nghiệp Đồng An, Sóng Thần (1, 2, 3), Việt Hƣơng, Khu công nghiệp và đô thị Mỹ Phƣớc I, II, III, IV…

Gắn liền với các khu, cụm công nghiệp là hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông ngày càng hiện đại và hoàn thiện. Hệ thống giao thông của tỉnh nối liền với các trục lộ giao thông huyết mạch nhƣ quốc lộ 1A, 13, 14, 22, 51, đƣờng Hồ Chí Minh, đƣờng Xuyên Á, đƣờng cao tốc Biên Hoà - Tân Uyên. Trong giai đoạn 2010-2015, tỉnh đã và đang thi công những tuyến đƣờng cao tốc, những dự án lớn, trọng điểm nhƣ đại lộ Bình Dƣơng, cao tốc Mỹ Phƣớc - Tân Vạn, đƣờng Nguyễn Chí Thanh, ĐT 741, ĐT744,…Điều đặc biệt là Bình Dƣơng phát triển hệ thống đƣờng nội tỉnh, đƣờng liên kết vùng, trung tâm kinh tế hoàn toàn bằng các dự án hợp tác công tƣ (PPP). Có thể nói, dòng vốn từ khu vực ngoài nhà nƣớc đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt hạ tầng giao thông của Bình Dƣơng thời gian qua.

Cho đến nay, Bình Dƣơng đã xây dựng đƣợc nhiều khu đô thị và dân cƣ mới văn minh, hiện đại, ngày càng mang dáng dấp của một thành phố CN lớn. Tiêu biểu nhất là mô hình thành phố mới Bình Dƣơng; Trung tâm hành chính với tổng giá trị đầu tƣ 1.400 tỷ đồng đã khánh thành và đi vào hoạt động trong năm 2014.

Từ năm 2009 đến nay, ngành CNTT của Bình Dƣơng đã xây dựng cơ sở dữ liệu một cửa điện tử dùng chung và cho dịch vụ công trọng điểm. Năm 2011, Bình Dƣơng

đã nâng cấp trang tin điện tử thành cổng thông tin điện tử, cung cấp một số dịch vụ công một cửa cho ngƣời dân và doanh nghiệp.

Theo thống kê đến cuối 2013, về hoạt động vận tải, toàn tỉnh hiện có 488 doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải, 07 doanh nghiệp Taxi, 21 tuyến xe bu t đang hoạt động. Đặc biệt nổi trội gần đây là dự án xe buýt Becamex Tokyu, một dự án giao thông vận tải đầu tiên của Nhật Bản tại Việt Nam. Theo đề án này, tỉnh Bình Dƣơng sẽ xây dựng 3 tuyến xe buýt hiện đại theo công nghệ Nhật Bản (sử dụng xe chạy bằng khí CNG) nhằm kết nối thành phố mới Bình Dƣơng với các trung tâm đô thị nhƣ TP. Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, thị xã Dĩ An và TP.HCM. Nhìn chung, với hệ thống vận tải đƣờng bộ hiện tại, Bình Dƣơng đã đáp ứng tƣơng đối hoàn thiện nhu cầu vận chuyển hàng hoá và đi lại của nhân dân.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bình dương giai đoạn 2015 2025 (Trang 73 - 74)