7. Cấu trúc của luận văn
3.1.3. Quan điểm phát triển bền vững và tạo đột phá trong nền kinh tế thị
và trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Trong thập niên tới, kinh tế vẫn tiếp tục phát triển các ngành có ƣu thế, có giá trị gia tăng cao để phục vụ nhu cầu trong nƣớc và đẩy mạnh xuất khẩu; đồng thời nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của doanh nghiệp chủ lực theo hƣớng đầu tƣ ra ngoài tỉnh và ra nƣớc ngoài.
- Đi trƣớc đón đầu Hiệp định Thƣơng mại xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) và Cộng Đồng Chung ASEAN trong tƣơng lai gần để có cơ chế, chính sách khai thác có hiệu quả sớm nhất thời cơ và lợi thế, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để sẵn sàng đón làn sóng đầu tƣ mới.
- Tận dụng tốt các cơ hội do hợp tác với các đối tác trong TPP và các FTA để chuyển đổi mô hình tăng trƣởng kinh tế sang chú trọng theo chiều sâu; Chú trọng tăng trƣởng xuất khẩu các sản phẩm chế tạo, chế biến và thu hút FDI có lựa chọn, có điều kiện; Thực hiện có hiệu quả và kịp thời trong việc tháo gỡ nút thắt cho DN trong vấn đề về thủ tục thuế, hải quan… sự điều hành của các cơ quan công quyền và cạnh tranh bình đẳng.
- Tiếp tục đổi mới chính sách thu hút FDI theo hƣớng không quá nhấn mạnh số lƣợng mà là chất lƣợng, thu hút có điều kiện về cả kinh tế, xã hội và môi trƣờng.
- Chú trọng thu hút nguồn FDI của các đối tác chiến lƣợc trong TPP, FTA (đặc biệt là các nƣớc phát triển thuộc EU) và cần có cơ chế, chính sách khuyến khích họ tham gia đầu tƣ vào phát triển CN hỗ trợ, CN chế tạo, chế biến nhằm tạo ra giá trị gia tăng cao và chuyển giao công nghệ có hiệu quả cho các DN trong nƣớc.
- Tập trung nguồn lực phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với quá trình CNH-HĐH tạo đột phá cho phát triển. Phát triển mô hình KCN công nghệ cao, sạch và kiểu mẫu, ƣu tiên đƣa công nghệ tiên tiến của thế giới vào sản xuất, chú trọng vào chất lƣợng chứ không phải số lƣợng các KCN.
- Đến năm 2020 tỉnh Bình Dƣơng sẽ trở thành địa phƣơng có thế mạnh về ngành công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí và linh kiện điện - điện tử; trở thành trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt - may, da - giày của cả nƣớc. Hình thành và phát triển các trung tâm nguyên phụ liệu ngành dệt - may, da - giày.
- Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Dƣơng tập trung vào việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, có khả năng tham gia vào chuỗi sản xuất sản phẩm toàn cầu, góp phần giảm nhập siêu nguyên liệu.