7. Cấu trúc của luận văn
3.3.2.3. Tập trung đầu tƣ cho công tác đào tạo nguồn nhân lực chất
Đào tạo nguồn nhân lực giữ vị trí rất quan trọng trong chiến lƣợc phát triển công nghiệp theo hƣớng CNH-HĐH. Trƣớc đây, nguồn nhân lực dồi dào là một lợi thế so sánh khi thu hút FDI nhƣng lợi thế này sẽ dần mất đi khi nền kinh tế phát triển. Từ đó, lợi thế nguồn nhân lực sẽ đƣợc khai thác ở khía cạnh nhân lực có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao, có kinh nghiệm quản l , sẵn sàng đáp ứng đƣợc với trình độ công nghệ mới và hiện đại.
Từ năm 2010, Chỉ thị 494/CT-TTg đƣợc Thủ tƣớng k ban hành nghiêm cấm các chủ đầu tƣ khi lập hồ sơ mời thầu sử dụng lao động nƣớc ngoài khi lao động trong nƣớc đủ khả năng đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu.
Tuy nhiên, một khi cộng đồng AEC đƣợc thành lập vào cuối năm 2015 thì ƣu tiên này sẽ không còn nửa. Chính vì vậy mà việc chú trọng đào tạo nghề là nhiệm vụ trọng tâm phát triển nguồn nhân lực phục vụ trong các KCN kiểu mẫu ứng dụng công nghệ cao, đồng thời nhằm bồi dƣỡng ƣơm mầm nhân tài của tỉnh trong giai đoạn mới.
Đào tạo nghề cần phải tăng nhanh về cả quy mô, chất lƣợng và tạo ra cơ cấu lao động hợp l cho thời kỳ CNH- HĐH tạo nên hình ảnh chuẩn mực trong mắt các chủ đầu tƣ trong bối cảnh thị trƣờng sức lao động có yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao.
- UBND tỉnh cần tập trung đầu tƣ nâng cấp một số trƣờng nghề trọng điểm, mở rộng trƣờng cao đẳng dạy nghề về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và nhà xƣởng thực hành, đổi mới giáo trình, giáo án, đổi mới tƣ duy dạy học…theo hƣớng cập nhật trình độ tiên tiến, hiện đại của thế giới.
- Các cơ sở đào tạo phải xác định các mục tiêu đào tạo là ngắn hạn hay dài hạn và trình độ cần đào tạo tối thiểu nhằm phục vụ cho các dự án dầu tƣ FDI: lực lƣợng này sau khi đƣợc đào tạo là những công nhân, kỹ thuật viên có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, đƣợc trang bị kỹ thuật, nghiệp vụ tiên tiến phù hợp với nhu cầu của các KCN, có tác phong công nghiệp cao.
- Mở rộng hợp tác, liên kết phát triển liên vùng trong công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trình độ cao với các tỉnh: Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và hợp tác quốc tế thông qua các công ty có vốn FDI, các tổ chức, các viện nghiên cứu trên địa bàn và các tổ chức quốc tế trên cơ sở cùng có lợi.
- Tập trung đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công nhân kỹ thuật, lao động có trình độ cho ngành công nghiệp chủ lực mà Bình Dƣơng có nhu cầu: công nghiệp cơ khí chế tạo, điện - điện tử, tin học, công nghiệp hóa dƣợc và các ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật công nghệ cơ bản…
Từ nay đến năm 2025 cần phát triển mạnh cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng theo hai luồng sau:
+ Đào tạo nghề dài hạn để có đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ lành nghề đủ khả năng tiếp cận và sử dụng thành thạo các phƣơng tiện kỹ thuật và công nghệ hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế. Theo hƣớng này sẽ củng cố và nâng cao các trƣờng dạy nghề trọng điểm của tỉnh.
+ Mở rộng các loại hình đào tạo nghề ngắn hạn hoặc theo hợp đồng nhằm tạo cơ hội cho ngƣời lao động tìm đƣợc việc làm phù hợp hoặc tự tạo việc làm. Theo hƣớng này, có các hình thức đào tạo nhƣ: đào tạo nghề dịch vụ; đào tạo nghề cho lao động trong các KCN sử dụng hàm lƣợng công nghệ cao.
- Không những vậy, UBND tỉnh còn cần chuẩn hóa và tăng cƣờng phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề, thƣờng xuyên mời những chuyên gia trong và ngoài nƣớc có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao, cập nhật các thông tin KH-KT hiện đại tham gia giảng dạy, qua đó có thể học hỏi trao đổi kinh nghiệm nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên cơ hữu.
Một chƣơng trình đào tạo và phát triển toàn diện cần tập trung vào hai lĩnh vực toàn diện sau:
Đào tạo phần cứng: bao gồm đào tạo trình độ kỹ thuật cho nhân viên, các kiến thức về luật, kinh doanh, ngoại ngữ, CNTT, kỹ năng maketing.
Đào tạo phần mềm: bao gồm khả năng thuyết trình và đàm phán, bán hàng và thuyết phục, quan hệ công chúng, sử dụng phƣơng tiện truyền thông, quản trị…
Có rất nhiều hình thức đào tạo nhƣ:
Đào tạo tại nơi làm việc - hình thức này là hình thức vừa học vừa làm, có thể tham gia các khóa học trực tuyến hoặc học hỏi ở một bộ phận khác có trình độ cao hơn trong nơi làm việc
Đào tạo bên ngoài - tham gia các lớp đào tạo tại các viện nghiên cứu trong và ngoài nƣớc. Đó có thể là các khoá học ngắn hạn (vài ngày hoặc vài tuần) hoặc một chƣơng trình đào tạo hoàn chỉnh.
Tham quan các hoạt động của đối tác tại các cơ quan xúc tiến đầu tư địa phương - gửi nhân viên tới làm việc tại các cơ quan xúc tiến đầu tƣ khác.
Một trong những phƣơng pháp nhằm nâng cao hiệu quả của đội ngũ nhân viên là mƣợn thêm những nhân viên từ các công ty dịch vụ chuyên nghiệp trong các lĩnh vực chuyên ngành về làm việc trong KCN hoặc tƣ vấn cho các Doanh nghiệp FDI, Chi phí cho công việc này có thể kêu gọi tài trợ từ các tổ chức phát triển của khu vực nƣớc ngoài đang quan tâm đến việc đầu tƣ vào Việt Nam và cụ thể là vào Bình Dƣơng. Bên cạnh đó cũng có thể cử các nhân viên tới làm việc tại các cơ quan hoặc tổ chức xúc tiến đầu tƣ của nƣớc ngoài trong một thời gian nhất định, các kỹ năng cùng kiến thức có đƣợc từ kinh nghiệm làm việc tại nƣớc ngoài sẽ đƣợc truyền đạt lại cho các nhân viên khác trong nƣớc hay tại các công ty con.