Nâng cao chất lượng đào tạo và sử dụng cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ (Trang 101 - 103)

D 1 Có khả năng mất vốn

3.2.2. Nâng cao chất lượng đào tạo và sử dụng cán bộ tín dụng

Con người luôn là nhân tố quyết định trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội nói chung và trong hoạt động cho vay nói riêng. Toàn bộ những quyết định cho vay, tiến trình thực hiện cho vay, thu hồi nợ không có máy móc hay một công cụ nào khác ngoài cán bộ tín dụng đảm nhiệm. Kết quả cho vay phụ thuộc rất lớn vào trình độ nghiệp vụ, tính năng động sáng tạo và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng. Chính vì vậy, muốn kiểm soát rủi ro tốt , cần phải có các giải pháp nhằm sử dụng tốt các nhân viên, đào tạo họ chính xác trong công việc và vững vàng trong đạo đức nghề nghiệp. Có thể liệt kê một số giải pháp như:

Chuyên môn hoá cán bộ tín dụng: mỗi cán bộ tín dụng sẽ được giao phụ trách một nhóm khách hàng nhất định, có những đặc điểm chung về ngành nghề kinh doanh hoặc loại hình DN. Việc phân nhóm tuỳ theo năng lực, sở trường, kinh nghiệm của từng cán bộ tín dụng. Qua đó, cán bộ tín dụng có thể hiểu biết khách hàng một cách sâu sắc, tập trung vào một công việc của mình và giảm chi phí trong điều tra, tìm hiểu khách hàng, giảm sai sót trong quá trình thẩm định.

Có cơ chế khen thưởng, đãi ngộ hợp lý đối với các cán bộ tín dụng, thưởng phạt nghiêm minh: những cán bộ tín dụng thiếu tinh thần trách nhiệm, làm thất thoát, vi phạm quy chế cần được xử lý nghiêm khắc, đặc biệt đối với những cán bộ tín dụng có hành vi tiêu cực làm ảnh hưởng đến lợi ích của Ngân hàng. Ngoài việc nâng cao trách nhiệm của cán bộ Ngân hàng, phải có chế độ khen thưởng đối với những cán bộ có thành tích xuất sắc trong hoạt động tín dụng. Đây là việc làm quan trọng nhằm giải quyết tình trạng cán bộ TD “ngại” cho vay.

3.2.3.Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa, thực hiện đúng quy trình tín dụng

Thẩm định là một bước quan trọng nhất trong quy trình TD. Thẩm định TD là một quá trình liên tục từ khâu thu thập thông tin đến khâu phân tích các thông tin đó để từ đó có quyết định cho vay hay không. Công tác thẩm định rất quan trọng trong quy

trình cấp tín dụng của Vietcombank-Huế. Vì thế cần nâng cao năng lực thẩm định bằng các biện pháp thẩm định; khai thác tốt hệ thống thông tin và cập nhật thường xuyên để không bị lạc hậu; có cơ chế động viên khen thưởng phù hợpnhư bồi dưỡng nghiệp vụ có liên quan, đào tạo, nâng cao tính chuyên nghiệp về công tác.

3.2.3.1. Về thu thập thông tin

Cán bộ TD phải thu thập thông tin từ nhiều kênh, nguồn khác nhau, có khả năng chọn lọc các thông tin có hiệu quả

• Xem xét thông tin từ phỏng vấn người vay, từ sổ sách Ngân hàng để dược thấy quan hệ vay trả của khách hàng.

• Nắm bắt thông tin qua các phương tiện thông tin, phối hợp với trung tâm thông tin TD của NHNN (CIC), thông tin từ đồng nghiệp, bạn bè, Vietcombank-Huế cũng cần tạo lập mối quan hệ thường xuyên với sở Công thương tỉnh, trong đó có trung tâm hỗ trợ các DNN&V. Đây là những tổ chức có thể cung cấp những thông tin đầy đủ nhất về các hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNN&V.

• Ngoài các kênh thông tin trên, cán bộ tín dụng cần phải chủ động đi khảo sát tình hình tại cơ sở của DN. Qua đó, Ngân hàng có thể nắm bắt được thông tin về khả năng sản xuất kinh doanh nói chung của DN, năng lực quản lý, nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng một cách khách quan.

3.2.3.2. Về phân tích và đánh giá khách hàng

Qua thông tin thu thập được, cán bộ tín dụng cần phân tích kỹ các chỉ tiêu nhằm đánh giá tình hình vay nợ, khả năng hoàn trả, tốc độ vòng quay bình quân vốn lưu động, tình hình tiêu thụ sản phẩm, lợi nhuận của DN. Cán bộ TD cần đặc biệt chú ý đến khả năng sinh lời của phương án vay vốn và các nguồn thu khác của khách hàng. Sỡ dĩ như vậy là vì tính khả thi của phương án ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của DN. Nếu phương án khả thi dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và tạo nguồn thu thì khách hàng có khả năng trả nợ khi hợp đồng TD đến hạn thanh toán.

Nhìn chung, việc phân tích cần tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau:

•Năng lực pháp lý của khách hàng như quyết định thành lập hợp pháp, đăng ký kinh doanh, quyết định bổ nhiệm người đại diện hợp pháp trước pháp luật …

•Hồ sơ thủ tục vay vốn phải đầy đủ theo chế độ quy định, nếu có xảy ra tố tụng, tranh chấp thì phải đảm bảo an toàn pháp lý cho Ngân hàng.

•Phương án, dự án vay vốn phải có hiệu quả và tính khả thi.

•Thẩm định về tư cách, uy tín của khách hàng nhằm hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.

•Khách hàng phải chứng minh được rằng mình có đầy đủ năng lực tài chính và các điều kiện vay vốn theo quy định cụ thể đối với từng khách hàng, từng loại cho vay để đảm bảo thu hồi nợ gốc, lãi đúng hạn.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w